1. Chi phí đầu tư 1 quán cafe
Khi thực hiện chi phí đầu tư 1 quán cafe trước hết bạn cần quan tâm đến những chi phí đầu tư ban đầu và chi phí sẽ phát sinh trong 6 tháng tiếp theo. Có một số quán cà phê có thể khởi điểm đến tháng thứ 6 sẽ hoà vốn, nhưng có những mô hình đến tháng thứ 12 hoặc 24 tháng mới có thể cải thiện được tình hình kinh doanh. Và cũng không ít quán cà phê đã không thể trụ nổi để tiếp tục kinh doanh. Chính vì vậy, việc mở rộng hay đầu tư vào thị trường sẽ có nhiều yếu tố quyết định đến khả năng kinh doanh.
Theo như sự chia sẻ của các chuyên gia trong ngành F&B thường chia số vốn ban đầu để mở quán cà phê theo 4 cấp độ như sau:
- Ngân sách dưới 100 triệu: Dành cho những xe đẩy cà phê, tập trung chủ yếu là kinh doanh cà phê và buổi sáng ở gần khu trung tâm hoặc văn phòng.
- Ngân sách từ 100 triệu – 200 triệu: Đây là mô hình kinh doanh các quán có quy mô nhỏ. Sự đầu tư ở các quán thường tối giản về mặt nhân sự, thiết kế và nguyên nhiên liệu lựa chọn cho menu cũng được cân nhắc kỹ.
- Ngân sách đầu tư từ 200 triệu – 350 triệu: các quán có mức đầu tư ngân sách tầm trung. Họ chú trọng tập trung vào chất lượng thức uống, lựa chọn kỹ hơn về mặt bằng và thiết kế quán theo một phong cách nhất định.
- Ngân sách đầu tư trên 350 triệu: đây là các quán có sự đầu tư bài bản và chiến lược lâu dài để cạnh tranh. Việc thu hồi vốn cần có đinh hướng rõ ràng. Quy mô quán tập trung đầu tư toàn diện tất cả cac hạng mục từ đồ uống, thiết kế quán.
2. Khả năng hoà vốn kinh doanh cafe
Mở quán cà phê bao lâu có thể hoà vốn? – Quán cà phê tầm trung và lớn
Nội dung tham khảo dưới đây được ước tính dựa trên quán cà phê có mức độ quy mô tầm trung và lớn vì tính ổn định và lâu dài của quán. Có một số các anh chị chuyên gia ngành cà phê đã chia sẻ mức hoà vốn đỉnh điểm có thể đạt hàng tháng đối với quán cà phê là 40%. Tuy nhiên đây là con số quá lý tưởng rất ít các doanh nghiệp có thể đạt đến. Muốn đạt được mức ngày, quán cà phê ấy phải có vị trị đắc địa và khác biệt.
Còn đối với các mô hình bình thường, trung bình mỗi quán sẽ bán từ 150 – 200 ly nước, mỗi ly với mức giá trung bình 35.000. Hàng ngày bạn sẽ bán được tầm 5.250.000đ – 7.000.000đ. Như vậy doanh thu tối đa hàng tháng của bạn sẽ là 210.000.000đ. Mức lãi trung bình ở ngành cà phê thưởng dao động từ 20% – 25% tổng doanh thu. Và với doanh thu ước tính 210.000.000đ/tháng thì bạn sẽ có mức lợi nhuận là 42.000.000đ – 52.5000.000đ/tháng. Vậy đối với những quán cà phê có mức đầu tư vốn lớn trên 1 tỷ đồng, thì cần mất đến 2 năm mới có thể hoàn lại vốn.
Việc đầu tư vào kinh doanh cà phê nó là quá trình diễn ra lâu dài. Khả năng tạo ra lợi nhuận của quán cà phê tương ứng là 2% – 4%/tháng. Nếu đứng ở góc độ tài chính, quán cà phê không mang lại hiệu quả lợi nhuận ngay mà nó là quá trình đầu tư lâu dài có bài bản và định hướng phát triển. Đây là mảnh đất màu mỡ và có thể phải kể đến một số các nhà đầu tư lớn như E-Coffee (Trung Nguyên), Ông Bầu, Hi Café (Vinamilk)… vẫn chú trọng đầu tư vào đây. Nói tóm lại, đứng ở góc độ đầu tư, nếu bạn muốn đi lâu dài thì quán cà phê là sự lựa chọn không tồi, nhưng nếu bạn cần tiền hoàn vốn nhanh, thu lại lãi cao thì nên chọn đầu tư vào mô hình khác.
Đối với mô hình kinh doanh xe đẩy cà phê
Khi bắt đầu kinh doanh xe đẩy coffe, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu mới mức ngân sách thấp từ 30tr – 70tr. Tuy nhiên có một số các vấn đề bạn cần nắm chắc khi kinh doanh mô hình này:
- Tốc độ pha chế và phục vụ: là yếu tố quyết định sự thành công của ý tưởng kinh doanh cafe take away. Làm như nào để có thể giao được ly cà phê đến tay người thưởng thức trong thời gian ngắn nhất mà không bị đánh giá hời hợt hay thái độ phục vụ không nghiêm túc với khách hàng.
- Đầu tư cho chất lượng từng thành phầm hoàn hảo. Một tách cà phê ngon luôn là điểm nhấn để giữ chân khách hàng. Nên sử dụng những nguyên liệu từ hạt cà phê rang xay cho đến những sản phẩm đi kèm có nguồn gốc rõ ràng.
- Cách bảo quản: Khi bạn bán cà phê với hình thức take away nghĩa là bạn luôn trang bị sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh diễn ra trên xe đẩy. Một chiếc xe đẩy để cất giữ nguyên vật liệu và tận dụng các không gian để pha chế, trưng bày. Nguyên liệu như cà phê, sữa nên được đóng chai gọn gàng, sạch sẽ bảo quản trong hộp kín, khô ráo. Bạn có thể sử dụng thùng giữ nhiệt để giữ đá và nên chia lượng đá nhỏ thành từng buổi, để tránh lãng phí.
- Sử dụng hình thức khuyến mại: thỉnh thoảng bạn có thể sáng tạo thêm một số các công thức mới. Hoặc phối thức uống với các loại syrup để tạo hương nên vị và kích thích vị giác của khách hàng.
Với hình thức kinh doanh xe đẩy cà phê bạn sẽ thu hồi vốn khá nhanh. Khả năng hoàn vốn dao động từ 6 – 8 tháng. Tuy nhiên có một vấn đề bạn cần hết sức quan tâm đó là việc lựa chọn mặt bằng để đặt xe đẩy cố định. Ở các trục đường chính, gần các trường học, khu văn phòng cao cấp… sẽ là một trong những địa điểm lý tưởng. Ở những nơi này, bạn sẽ có được lượng khách cố định và dễ dàng tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu lâu dài.
Mô hình kinh doanh quán cà phê nhỏ
Đối với quán cà phê nhỏ, mức chi phí thuế mặt bằng là một trong những chi phí đầu tư quán cafe có tính quyết định đến sự thành công của quán. Tiền thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dân cư, đường xá và khả năng sinh lợi. Vậy giá thuê mặt bằng bao nhiêu thì hợp lý. Theo ý kiến của những người kinh doanh cà phê cho rằng: giá thuê mặt bằng nên nằm ở mức 18% – 20% doanh thu dự kiến của quán. Với tỉ lệ này khả năng sinh lợi của dự án sẽ tối ưu nhất. Nếu mức thuê mặt bằng quá cao sẽ ảnh hưởng lâu dài đến quá trình hoàn vốn và có khả năng phải tăng giá thức uống trên menu để tối ưu hoá lợi nhuận. Có một số điểm bạn nên lưu ý về mặt bằng quán cafe:
- Quán cà phê có diện tích tối thiểu là 30m2, còn càng rộng thì càng tốt.
- Ưu tiên những vị trí có vỉa hè rộng vừa cho khách để xe, vừa là chỗ khách ngồi uống cà phê nhất là trong trường hợp quán có diện tích nhỏ.
- Quán nên nằm ở khu vực đông dân văn phòng, dân cư hoặc sinh viên
- Nếu quán ở trong hẻm, cần tìm các hẻm có khu văn phòng hoặc kinh doanh hạn chế các địa điểm chỉ có người dân sinh sống.
Nếu không có nhiều vốn, bạn chỉ nên tìm những mặt bằng cho thuê với giá 10-15 triệu/ 1 tháng, xin chủ nhà cho kí hợp đồng 2 năm, cọc 1 tháng đóng nhà 3 tháng là tốt nhất. Được như vậy thì chi phí thuê mặt bằng bỏ ra ban đầu rơi vào khoảng 40-60 triệu. Thêm khoản đi đường ống nước, đường dây điện đến các bàn nữa thì khoảng 2-5 triệu đồng. Vị chi là vào khoảng 42-65 triệu đồng cho hạng mục mặt bằng.
Đối với những khoảng chi phí khác, phụ thuộc vào mô hình và chất lượng sản phẩm mà bạn hướng tới. Bạn cũng có thể sử dụng các dòng máy pha cà phê với mức phí trung bình để giảm tải chi phí đầu tư quán cafe. Hoặc có một số nơi họ thuê máy pha trong 6 tháng kinh doanh đầu tiên để có thể giảm bớt chi phí đầu tư 1 quán cafe theo kế hoạch ban đầu. Với loại hình này cũng phải đến sau 8 tháng bạn mới có thể hoàn vốn và phát triển tốt mô hình kinh doanh.
3. Những rủi ro và thách thức khi chi phí đầu tư 1 quán cafe ngày càng tăng
Mức chi phí hiện nay đang ngày càng leo thang chóng mặt, dẫn đến chi phí đầu tư quán cà phê cũng tăng cao. Vậy những vấn đề nào sẽ thách thức đến doanh nghiệp trong kinh doanh?
Quá trình xây dựng thương hiệu
Hiện nay trên thị trường kinh doanh quán cà phê là sự cạnh tranh khốc liệt. Ở mỗi con đường, mỗi góc phố đều có những cửa hàng, quán cà phê. Thậm chí là con đường cà phê từ đầu đường đến cuối đường đều là quán với đủ loại hình như: cafe âm nhạc, cà phê sân vườn, cà phê take away…. Chính vì vậy, việc tạo dựng thương hiệu, gây ấn tượng với khách hàng là một trong những bí quyết của kinh doanh. Nếu bạn có thể khiến khách hàng nhớ đến và quyết định trung thành với quán của bạn thì đó chính là thành công lớn nhất.
Một trong những yếu tố để khách hàng ấn tượng đến quán cà phê chính là: sự đặc trưng trong phong cách thiết kế quán, không gian quán phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Đồng thời, chất lượng đồ uống, sự phục vụ và trải nghiệm khách hàng cũng là vấn đề không nên bỏ qua.
Một số các chủ quán và nhà đầu tư quán cà phê chia sẻ, cần có chiến lược quảng bá thương hiệu theo từng giai đoạn với những phương pháp tiếp cận, thu hút khác nhau. Để có được sự thu hút từ khách hàng bạn cần phải có một số “chiêu trò” để bắt kịp xu hướng cũng như sở thích của khách.
Vấn đề tài chính
Tài chính là một trong những vấn đề đầu tiên và tiên quyết khi bạn dự định kinh doanh. Tuy nhiên, có tài chính là không đủ mà cần có bảng hoạch toán chi phí đầu tư quán cà phê cụ thể các khoản đầu tư và dự trù chi phí phát sinh. Nếu không có bảng dự toán này sẽ dễ dàng vượt mức vốn đầu tư. Có một số bạn khi khởi nghiệp không thực hiện bảng sử dụng nguồn vốn mở quáncafe theo từng hạng mục mà chi tiêu rất cảm tính, bất hợp lý khiến bạn bị hụt vốn trong khi vẫn chưa hoàn thành xong giai đoạn hoàn thiện để đi vào kinh doanh.
Một quán cà phê có thể phải dự trù mức chi phí đầu tư quán cà phê cho 6 tháng đầu tiên. Chính vì vậy, trong thời gian này cần đảm bảo nguồn vốn dự phòng hoạt động hiệu quả theo kế hoạch.
Chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu
Đến với quán cafe, ngoài việc trải nghiệm không gian, dịch vụ thì việc quan trọng không kém chính là thưởng thức đồ uống. Nếu quán cafe của bạn đẹp, dịch vụ tốt nhưng đồ uống tệ thì bạn nghĩ khách có quay lại không? Vì vậy, rủi ro khi mở quán cafe bạn thật sự cần tránh là đảm bảo nguồn nguyên liệu.
Việc tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu phụ thuộc vào định hướng concept menu của quán và giá cost của sản phẩm. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, hoàn toàn đáp ứng chi phí đầu tư 1 quán cafe cho đa dạng mô hình quán cà phê. Tiêu chí ở các quán vẫn nên tránh hàng kém chất lượng, có hại đến sức khoẻ người tiêu dùng có như vậy mới có thể tự tin quảng bá và giữ chân khách hàng lâu dài.
Chiến lược Marketing
Thị trường kinh doanh cafe không một ai đợi ai, người đi sau nếu không nỗ lực sẽ thất bại thảm hại. Vì vậy, hãy dành thời gian nghiên cứu và lên một chiến lược Marketing cụ thể chia theo từng giai đoạn, phát triển từ Marketing truyền thống cho đến Marketing online để khách hàng biết đến quán của bạn nằm ở đâu, chất lượng dịch vụ ra làm sao và điểm gì thật sự khiến khách hàng nhất định phải đến quán?
Chiến lược Marketing là một trong những bước đầu tư quan trọng. Bạn có thể xây dựng thương hiệu trên kênh Online ở các trang như Facebook, Instagram… Hay dựng nên các cửa hàng bán trực tiếp trên Baemin, Grab food, Loship…. để có thể bán hàng trực tiếp cho đối tượng khách hàng mới tiềm năng. Việc mở rộng cơ hội kinh doanh góp phần làm nên thành công cho cửa hàng cà phê. Chiến lược Marketing cũng là hang mục quan trọng trong chi phí đầu tư 1 quán cafe.
Nhân viên và quản lý
Nhân sự luôn là yếu tố quyết định cảm tính đến cảm xúc của khách hàng khi mua sản phẩm. Đồng thời quản lý và điều hành ở quán cần phải có kỹ năng để kiểm soát dòng tiền thu chi ở quán hằng ngày, hằng tuần và xử lý các tình huống phát sinh.
Hiệu quả làm việc và thái độ nhân viên không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách khi đến quán. Thế nên phải đào tạo nhân viên luôn có thái độ vui vẻ, nhiệt tình, niềm nở khi phục vụ khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng nên có các quy định thưởng, phạt để đội ngũ đi vào nề nếp, chuyên nghiệp hơn.
Đa phần khi bắt đầu kinh doanh, người chủ quán thường là người điều hành và quản lý chính ở quán. Sau khi quán đi vào ổn định mới tìm người mới để thay thế hoặc sử dụng người có độ tin cậy nhất định. Chỉ nhiêu đó, đủ thấy tầm quan trọng của vị trí điều hành ở mỗi quán cà phê.
4. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các chủ quán cafe trong kinh doanh
Yêu thích và có kiến thức cơ bản về cà phê
Hầu hết khi lựa chọn kinh doanh quán cà phê, đa phần các chủ quán đều có niềm yêu thích và kiến thức cơ bản về cà phê. Theo chia sẻ của anh Vũ – chủ cửa hàng quán cà phê Đường Nguyễn Văn Thủ, quận 1, TpHCM: Khi bạn hiểu về đặc tính của các dòng cà phê, bạn sẽ có niềm say mê nghiêm túc với công việc mình đang làm. Ở thế giới cà phê, nếu bạn chỉ đứng nhìn sẽ thấy nó đẹp, nhưng bước chân vào thì còn có sự đầu tư nghiêm túc về thời gian.
Mà sự thật, các chủ quán cà phê hoặc các barista yêu nghề đều có xu hướng tham gia các khoá học ngắn hạn hoặc dài hạn về đặc tính của các dòng cà phê, cách pha cà phê ngon, các phối hương vị menu… Sự say mê với cà phê luôn là cảm hứng đối với các chủ quán.
Hiểu về các dụng cụ pha chế
Dụng cụ pha chế và các trang thiết bị tại quán là một trong những yếu tố cần ở tất cả các quán cà phê. Chị Vân, chủ quán cà phê tại cửa hàng take away, Quận 1, Tp.HCM cho biết: chị đã phải học và tìm hiểu tất cả về phương pháp pha chế trước khi quyết định mở quán theo phong cách nào, cách thức pha chế có phù hợp với xu hướng giới trẻ không? Sự chuẩn bị đó giúp chị dễ dàng hình dung được đối tượng khách hàng tiềm năng và chọn cách tiếp cận họ phù hợp nhất.
Khi bạn có ý định mở quán cà phê hiện đại, một số dụng cụ cần thiết cần phải trang bị: máy xay cà phê, bộ Syphon, bộ pha Pour over,…
Nếu kinh doanh cà phê truyền thống, bạn cần hiểu về phin pha cà phê. Trên thị trường hiện tại có 3 loai phin chính: phin nhôm, phin inox và phin sứ. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phin nào sẽ tùy thuộc vào phong cách của quán cafe.
Nếu chọn dòng cà phê take away thì bạn phải hiểu biết về máy pha cà phê và hiểu rõ về dòng cà phê rang xay.
Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường trước khi mở quán
Đối với nghiên cứu thị trường mở quán cà phê bạn cần quan tâm hai yếu tố chính: khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.
Xác định khách hàng tiềm năng là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi kinh doanh quán cà phê. Đây cũng chính là yếu tố giúp bạn định hình được hình thức kinh doanh, màu sắc chủ đạo và thiết kế không gian quán.
Ngoài ra đối tượng khách hàng, thói quen, tần suất đến quán cũng giúp xác định quy mô quán cà phê của bạn.
Một số thông tin về khách hàng bạn có thể tham khảo:
- Đối tượng khách hàng: Phần lớn tập trung vào nam, nữ ở độ tuổi 16-39 tuổi.
- Tần suất đến quán cà phê: Khoảng 2 lần/ tuần.
- Thói quen chọn quán: Nữ thường chọn các quán cà phê trẻ. Nam giới thường chọn các quán truyền thống, phục vụ cà phê ngon.
- Thời điểm uống cà phê: Buổi sáng trước khi đi làm, trưa, buổi tối và những ngày cuối tuần.
Giẩy tờ thủ tục mở quán cà phê
Việc mở quán cà phê cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định hiện hành của pháp luật. Tùy theo quy mô quán cà phê của bạn, về cơ bản để mở quán cafe bạn cần chuẩn bị các thủ tục như sau:
- Giấy phép kinh doanh đúng lĩnh vực dịch vụ, quán cà phê.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xác định những loại thuế phải nộp theo quy định của nhà nước.
Việc chuẩn bị đầy đủ các thủ tục để mở quán cà phê là một trong những yêu cầu cần thiết trước khi kinh doanh quán.
Nếu chi phí đầu tư 1 quán cafe càng rõ ràng và chi tiết sẽ góp phần tăng khả năng thành công khi kinh doanh. Chúc bạn có được những thông tin hữu ích qua nội dung chia sẻ từ chủ quán trong ngành cà phê!
>> Tìm hiểu thêm: Các sản phẩm về máy pha cà phê Astoria theo hình thức Take away
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com