Chuyển giao công nghệ ủ phân từ vỏ cà phê
Bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025” theo Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.
Cải xoăn sản xuất theo phương thức hữu cơ được khách hàng ưa chuộng
Hàng chục nông trại, hợp tác xã, tổ hợp tác lần lượt ra đời, ăn nên làm ra, giải quyết việc làm cho hàng vạn xã viên, người lao động ở các huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao như Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng…
Tiêu biểu, nông trang K’Ho Coffee chuyên trồng Arabica, loại cà phê có chất lượng cao nhất Việt Nam và thơm ngon hàng đầu thế giới; đặc biệt ở những vùng có độ cao trên 1500m, đất bazan màu mỡ, khí hậu lạnh, sương mù bao phủ như ở huyện Lạc Dương.
Chị Cơ Liêng Rolan thu hoạch cà phê Arabica
Hàng chục hộ đồng bào K’Ho đã tham gia chuỗi sản xuất cà phê sạch mang thương hiệu K’Ho Coffee do chị Cơ Liêng Rolan cùng chồng là Josh Guikema (kỹ sư nông nghiệp người Mỹ) khởi xướng và dày công xây dựng.
Nông trang này đã thiết lập quy trình trồng cà phê sạch (thay phân hóa học, thuốc trừ sâu bằng phân hữu cơ), hướng dẫn chuyển đổi từ phương thức chế biến cà phê khô sang chế biến tươi để nâng cao chất lượng. Hạt cà phê được rang chín vừa phải để giữ vị chua nhẹ tự nhiên của trái cây. K’Ho Coffee không đen tuyền, đen sậm như một số loại cà phê khác mà có màu nâu, sóng sánh bắt mắt. Nông trang sản xuất hàng tấn mỗi năm, cung không đủ cầu.
K’Ho Coffee được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành
Tại huyện Đơn Dương, mô hình “Phụ nữ tiết kiệm và vay vốn sản xuất rau công nghệ cao” khá phát triển tại xã Lạc Lâm. Tương tự, phương thức “Sản xuất rau sạch theo hướng hữu cơ” được đẩy mạnh tại xã Tu Tra.
Chị Ma Điểm, người phụ trách kinh doanh, truyền thông của Tổ hợp tác rau hữu cơ IEM Gõh Churu cho biết mục đích ban đầu và xuyên suốt từ khi thành lập tổ đến nay là vì sức khỏe người tiêu dùng.
Thu hoạch cà rốt
“Từng đi làm thuê lâu năm, chúng tôi hiểu rõ nhà vườn thường sử dụng lượng hóa chất quá lớn, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và cả những người gieo trồng, chăm sóc rau. Do đó, chúng tôi hợp tác với nhau trồng rau sạch, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ sức khỏe cộng đồng”, chị Ma Điểm chia sẻ.
Các thành viên trong Tổ đều đào hố để ủ hỗn hợp gồm phân heo, phân bò, rơm rạ, vỏ cà phê… trong vài tháng; khi phân đã hoai mục thì mang ra bón lót để trồng rau. Lúc nào vườn có sâu, các chị dùng tay bắt chứ không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun xịt.
Chị Ma Phương, một thành viên của Tổ hợp tác này cho hay, các sản phẩm được thu hoạch để bán cho khách hàng cũng chính là thức ăn hàng ngày của gia đình chị, do đó tiêu chuẩn an toàn được đặt lên hàng đầu. Giá bán rau hữu cơ trung bình khoảng 35 ngàn đồng/kg, chỉ cao hơn loại rau thông thường từ 20-35%, nên các sản phẩm của tổ hợp tác được tiêu thụ ổn định, lượng khách hàng ngày càng tăng.
Hơn 1 năm nay, mặc dù nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng Tổ hợp tác rau hữu cơ IEM Gõh Churu vẫn xuất bán hàng tấn rau sạch mỗi tháng, thu hoạch đến đâu bán hết tới đó.
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com