Cà phê mít thì tên gọi nó đã toát ra cái hình thái của giống cà phê này rồi, tên Tiếng Anh còn gọi là cà phê Liberica hay Exelsa coffee.
Thân cao bình quân từ 2-5m (tính theo khu vực cà phê mít Quảng Trị) có nơi thân cây cao đến 7-8m, phiến lá to, xanh đậm nên nhìn từ xa giống cây mít, quả và nhân cà phê to hơn so với cà phê robusta, arabica.
Về địa lý cà phê mít phù hợp với độ cao từ 700 – 1000m, thấp hơn so với arabica và cao hơn so với robusta. Lượng mưa trung bình từ 800-1000mm. Nhiệt độ tầm khoảng 26-30 độ C. cà phê mít thường cho thu hoạch quả sau 3 năm với điều kiện chăm sóc tốt, còn không thì từ 4-5 năm trở lên. Và khả năng cho quả của cây là trên 30 năm.
Cà phê mít rất khỏe có khả năng chịu hạn và sự khắc nghiệt của thời tiết rất lớn, nên thường được trồng phổ biến các vùng Tây Nguyên, Quảng Trị….nhưng ngược lại năng suất kém nên không được phổ biến trồng làm kinh tế, đó là trước đây nhưng những năm gần đây cà phê mít đã bắt đầu có những bước lội ngược dòng trở lại khi chúng được làm nguyên liệu chiết xuất trong cà phê hòa tan bởi hàm lượng cafein trong cà phê mít cao hơn nhiều lần so với cà phê arabica và robusta
Tại vùng Cà phê Khe Sanh Quảng Trị, cà phê mít thường được người đồng bào Vân Kiều và Pako tập trung trồng khu vực Hướng Phùng, Hướng Sơn, Xã Húc. Trong 2 năm trở lại đây người dân bắt đầu trồng cà phê mít chen giữa các vùng cà phê arabica để che gió và lấy bóng mát.
Quả cà phê mít to, vỏ dày, nhân lớn vượt trội. Vì hương của cà phê mít ngắn nên chúng không được ưa chuộng nhiều như robusta hay arabica. Hương thơm thanh thanh chua chua của vị cà phê cherry này nếu được khắc phục thông qua việc thu hái chế biến thì chất lượng của cà phê mít cải thiện đáng kể.
Sự quay trở lại cuả cà phê mít liberica vùng Khe Sanh Quảng Trị.
Trong những năm gần đây, cà phê mít đã bắt đầu quay lại thị trường khi mà các doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan chọn cà phê mít làm nguyên liệu chiết xuất cà phê bởi đặc tính cafein có trong cà phê mít là cao đã được kiểm chứng. Bên cạnh đó cà phê mít nếu kỹ thuật chế biến đạt chuẩn cũng là gu cà phê phù hợp với người Châu Âu sau arabica.
Tại Maylaysia, hơn 85% sản lượng cà phê quốc gia này là cà phê mít (liberica), trong những thập niên 80-90, cà phê mít tại Malayxia bị suy giảm do ảnh hưởng suy thói kinh tế, kiểu giống như người Việt Nam bỏ cà phê chuyển qua trồng tiêu
Trong những năm gần đây, cà phê mít sau khi được thu hái đã được sơ chế bằng các phương pháp khác nhau để nhằm nâng cao chất lượng của cà phê. Phổ biến nhất vẫn là phương pháp chế biến ướt – sấy tĩnh, hoặc chế biến ướt – phơi nắng.
Mùa vụ 2020 của cà phê mít Liberica Quảng Trị, Pun coffee đưa vào áp dụng phương pháp phơi trái yếm khi và phơi trái tự nhiên truyền thống, nhằm cải thiện hương thơm và vị ngọt của cà phê mít. Khắc phục vị chát đắng. Và để đạt được điều này thì toàn bộ cà phê mít sẽ được thu hái chín 100%.
Quý khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu mua cà phê mít nhân xanh, liên hệ 08 68 00 69 89 hoặc 0972 170 173 để được tư vấn cụ thể.
Bài viết có sử dụng hình ảnh và tư liệu từ internet
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com