Hình ảnh Quán Cà Phê Sài Gòn 1975

158 lượt xem
Đánh giá bài viết:
Chuyên cung cấp cà phê nhân xanh các loại Robusta, Arabica xuất khẩu và trong nước vùng nguyên liệu tại Di Linh Lâm Đồng nơi có sản lượng Cà phê nhân xanh đứng thứ 2 Việt Nam, nhận gia công rang xay cà phê đóng gói theo thương hiệu riêng, tư vấn báo giá qua SDT 0942322324

Vào thời điểm trước những năm 1975 trên toàn xứ Đông Dương khi ấy, không ai không biết về danh xưng “Hòn ngọc viễn đông”. Những tòa nhà, khách sạn lớn liên tiếp được xây dựng nằm trên những con đường nhộn nhịp và sầm uất đã tạo nên dáng hình của một Sài Gòn phồn thịnh, phát triển.

Biểu trưng rõ ràng nhất chính là con đường Catinat – Tự Do (nay là Đồng Khởi). Nơi đã khai sinh ra “văn hóa không tên” nức tiếng một thời. Nào cùng Đỡ Buồn tìm hiểu và nhìn lại những quán cafe huyền thoại đã từng là biểu tượng đặc sắc của “văn hóa không tên” có mặt ở con đường Catinat – Tự Do trứ danh.

ĐƯỜNG “TỰ DO” – CON ĐƯỜNG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ

Thời điểm Sài Gòn trước năm 1975 là một thời điểm không thể nào quên với những ai đã đi qua, đã sống và chứng kiến một Sài Gòn đầy biến động. Sài Gòn lúc này mang nhiều vết tích lịch sử nhưng cũng đã trở mình một cách đầy dữ dội. Đan xen những nét văn hóa cũ là những đổi thay mới về văn hóa của người Pháp.

Đường Tự Do Với Lối Kiến Trúc Pháp Đầy Xa Hoa.
Đường Tự Do với lối kiến trúc Pháp đầy xa hoa.

Những tòa nhà kiến trúc Pháp, những nét sống mới thời thượng đã khiến Sài Gòn dần thay đổi diện mạo của mình. Từ nhà hàng sang trọng, hiệu thuốc cho đến những quán cafe. Tất cả đều nằm trên một con đường tại trung tâm thành phố mang tên Tự Do (nay là đường Đồng Khởi). Chỉ vỏn vẹn gần 1km mà con đường này đã tạo ra một đường trục với cách gọi “văn hóa không tên” của Sài Gòn.

Đường Tự Do xuất hiện với những cửa hiệu, các trung tâm giải trí và cả những khách sạn sang trọng sầm uất nhất thời bấy giờ. Cũng vì vậy mà nơi đây là nơi gặp gỡ của các tầng lớp tinh hoa của thời đại bao gồm nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, các nhân vật chốn nghị trường, quân nhân, công chức và du khách…Họ đến đây trò chuyện, trao đổi những câu chuyện thời cuộc nhưng cũng là để thưởng thức cái “văn hóa không tên” ở những quán cafe huyền thoại khi đó.

ĐIỂM QUA NHỮNG QUÁN CAFE HUYỀN THOẠI TRÊN CON ĐƯỜNG TỰ DO XƯA CŨ

Nhắc đến con đường Tự Do khi đó là nhắc đến những công trình xây dựng lớn mang đầy tính biểu tượng.Bao gồm nhà thờ Đức Bà, khách sạn Continental, nhà hát Opera House nhưng cũng không thể bỏ qua những quán cafe huyền thoại nằm ở ngã tư góc đường Tự Do nổi tiếng.

Givral – Quán cafe lâu đời nhất tại con đường Tự Do xưa

Biểu trưng cho những quán cafe huyền thoại khi đó chính là Givral – Quán cafe lâu đời nhất ở Sài Gòn khi xưa. Nằm phía trong thương xá Eden, nay là góc đường Lê Lợi – Đồng Khởi. Nơi bắt gặp khi nhìn ra đối diện là Công trường Lam Sơn ngay đại lộ Lê Lợi rộng lớn.

Từ góc này khi nhìn về phía đường Tự Do (Đồng Khởi) ta có thể thấy Continental Palace, nhà hát Opera và cả Caravelle Hotel. Givral thuộc sở hữu của một người pháp đã sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm. Givral được mở cùng thời điểm với thương xá Eden vào thập niên 1950.

Trước khi xuất hiện quán cafe huyền thoại Givral vị trí khu đất được sử dụng để xây dựng “Grand Cafe de la Musique” một quán giải khát nổi tiếng vào năm 1900. Sau đó quán cafe đã bị thay bằng một nhà thuốc Tây được xem là đầu tiên ở Sài Gòn. Đó là Pharmacie Solirene.

Quán Cà Phê Âm Nhạc Tuyệt Vời.
Quán cà phê âm nhạc tuyệt vời.
Pharmacie Solirene - Nhà Thuốc Tây Đầu Tiên Ở Sài Gòn.
Pharmacie Solirene – Nhà thuốc tây đầu tiên ở Sài Gòn.

Đến thời điểm năm 1950, việc tái thiết khu đất đã diễn ra, sự ra đời của cao ốc Eden đã xóa bỏ nhà thuốc Solirene. Nằm giữa đường Lê Lợi, hai bên con đường Tự Do và Nguyễn Huệ, từ đây người ta đã thấy dáng dấp thành hình của một quán cafe huyền thoại sau này. Đó chính là Givral.

Cafe Givral Nhìn Từ Con Đường Catinat Giữa Đầu Thập Niên 60.
Cafe Givral nhìn từ con đường Catinat giữa đầu thập niên 60.

Vị trí quán Givral nằm ngay trung tâm thành phố, con đường với nếp sống sầm uất bậc nhất Sài Gòn. Ở đây có thể đáp ứng mọi nhu cầu giải trí cũng như trò chuyện, gặp gỡ. Từ trung tâm mua sắm (Eden), rạp chiếu phim(Eden cinema) cho đến những buổi hẹn hò, gặp gỡ trao đổi tin tức ngay trụ sở Quốc Hội. Hay chỉ đơn thuần ghé vào và chọn một góc nhỏ để cafe, nghiền ngẫm một cuốn sách của thời đại.

Khung Cảnh Sầm Uất Đầu Góc Đường Catinat Trước Năm 1975.
Khung cảnh sầm uất đầu góc đường Catinat trước năm 1975.

Không chỉ là một tách cafe và vị trí đẹp, Givral còn nổi tiếng với thương hiệu bánh ngọt Givral. Các vị khách đều thường xuyên lui tới để thưởng thức món bánh thơm ngon khó mà kiếm tìm ở nơi khác.

Quán cafe Givral thường đông nhất vào buổi sáng, thời điểm này có các cánh phóng viên và các ông dân biểu. Vì ngay trước trụ sở Quốc Hội (sau 1967 là Hạ Nghị Viện) nên những câu chuyện luôn có sức nóng cho các cánh săn tin, bầu không khí thảo luận sôi nổi giữa các khách trong quán tạo một sức hút khó mà kiếm tìm ở đâu khác.

Sau giải phóng đất nước năm 1975, quán Givral vẫn tồn tại cho đến năm 2010, khi đó sự biến mất của Givral là một sự tiếc nuối với người dân Sài Gòn. Vốn dĩ nó đã ở đây đi theo sự thăng trầm của lịch sử, lưu giữ những giá trị văn hóa đặc biệt. Không chỉ còn là một quán cafe bình thường nữa nó mang cho mình đặc trưng về một Sài Gòn nhộn nhịp, sầm uất khi xưa.

Cafe Givral Sau Năm 1975.
Cafe Givral sau năm 1975.

Vào năm 2010, Givral chính thức bị tháo dỡ cùng với Eden. Sau khoảng thời gian 2 năm, Givral đã lần nữa trở lại cùng với trung tâm thương mại Vincom Center trong một diện mạo mới. Với thiết kế tông màu nâu, vàng kem chiếm phần chủ đạo đan xen nội thất gỗ mang đầy vẻ hiện đại và sang trọng. Givral mới đã xóa bỏ đi hình ảnh kiểu Pháp đã có gần hơn nửa thế kỷ lúc bấy giờ.

Có lẽ giờ đây người ta có thể dễ dàng hơn trong việc thưởng thức một tách cafe tại Givral nhưng cũng thật khó để tìm lại âm hưởng về những nhà tình báo, nhạc sĩ lỗi lạc tại một Eden xưa cũ.

Cafe Givral Trước Khi Bị Tháo Dỡ Cùng Với Eden Vào Năm 2010.
Cafe Givral trước khi bị tháo dỡ cùng với Eden vào năm 2010.

Brodard – Cafe buổi đêm lộng lẫy

Chỉ vài bước chân tản bộ từ Eden tại góc đường Nguyễn Thiệp – Tự Do. Ta sẽ dễ dàng bắt gặp ánh sáng chiều nhẹ đang dần chiếu qua mặt kính của một cửa tiệm với bên trong là nội thất đầy sang trọng nhưng cũng không thiếu phần cổ điển. Đó chính là tiệm cafe Brodard.

Góc Cửa Kính Hướng Ra Tự Do Của Cafe Brodard.
Góc cửa kính hướng ra Tự Do của Cafe Brodard.

Brodard luôn mang dáng vẻ vừa hiện đại vừa sang trọng nhưng vẫn khoác lên mình sự yên tĩnh vốn có. Ban đầu quán cafe huyền thoại Brodard xuất hiện đầu tiên vào năm 1948 là một tiệm bánh ngọt với kỹ thuật làm bánh tiên tiến của người Pháp được điều chỉnh để mang hương vị phù hợp hơn với người Việt.

Cafe Brodard Vào Những Ngày Đầu.
Cafe Brodard vào những ngày đầu.

Khác với Givral đông đúc khi vào ngày mới, Brodard lại sôi động và nhộn nhịp nhất vào lúc chiều và tối muộn. Là địa điểm yêu thích của các vị khách đi chơi đêm bởi sức hút xung quanh. Brodard có vị trí gần các phòng trà, vũ trường Tự Do, Olympia cũng là nơi tới lui của các ca sĩ bấy giờ.

Brodard Vào Thập Niên 1960.
Brodard vào thập niên 1960.
Brodard Trên Góc Đường Tự Do Năm 1968.
Brodard trên góc đường Tự Do năm 1968.

Khoảng năm 2012, cũng là thời điểm kinh tế suy thoái. Brodard đã phải đóng cửa ở vị trí này. Sau đó vị trí này đã được Sony làm hợp đồng thuê lại và được sử dụng làm trung tâm trưng bày sản phẩm. Sau một thời gian đã được đổi tên thành nhà hàng Brodard – Gloria Jean’s Coffees. Tuy nhiên sau khoảng thời gian 2019 thì Sony cũng đã trả lại mặt bằng do sự đắt đỏ. Sau đó Brodard đã thuê lại và mở cho đến ngày nay.

La Pagode – Quán cafe huyền thoại mang âm hưởng nghệ thuật của thời đại

So với Givral sôi động vào ban ngày và Brodard buổi đêm thì quán La Pagode lại nấp mình trong sự yên tĩnh mang đầy nét hoài cổ. Nhưng cũng không thiếu phần sang trọng và mang đậm dấu ấn Paris. Quán cũng là một cái tên trong những quán cafe huyền thoại nằm trên địa chỉ số 209 đường Tự Do.

La Pagode Từ Góc Nhìn Công Viên Chi Lăng.
La Pagode từ góc nhìn công viên Chi Lăng.

Nằm ngay trên góc đường Tự Do – Lê Thánh Tôn, vị trí của La Pagode có thể phóng tầm mắt đến ngay công viên Chi Lăng phía đối diện. La Pagode thuộc sở hữu một ông chủ người Pháp. Quán không có quá nhiều diện tích chỉ khoảng 60m2 đặt chừng 10 cái bàn vuông, bằng gỗ và có thành dựa. Với 2 bên là cửa kính dày 2 mặt được phục vụ theo kiểu Pháp.

La Pagoda Đối Diện Khách Sạn Alfaca Và Công Viên Chi Lăng.
La Pagoda đối diện khách sạn Alfaca và công viên Chi Lăng.

Đa phần khách của La Pagode là những nhà văn nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ. Họ thường đến đây vào buổi chiều theo từng nhóm. Thưởng thức tách cà phê, cùng bàn luận, góp ý để hoàn chỉnh những tác phẩm đang còn dang dở trước khi đưa ra công chúng.

Một Ngày Ở Quán Cafe La Pagode.
Một ngày ở quán cafe La Pagode.
La Pagode Bên Phía Đường Lê Lợi.
La Pagode bên phía đường Lê Lợi.

Sau năm 1975, La Pagoda hoạt động một thời gian và đã thay thế trở thành đại lý bán vé máy bay. Đến nay vị trí này đã là một phần của trung tâm thương mại Union Square.

Continental Palace – Tiệm cafe mang âm hưởng không gian Pháp tại Sài Gòn

Continental Palace là khách sạn đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam. Mang tầm vóc và quy mô hoành tráng nhất bấy giờ. Thời gian để xây Continental Place mất gần 2 năm và do người Pháp xây dựng. Chính thức hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 1880.

Khách Sạn Continental Palace Đầu Thế Kỉ 19.
Khách sạn Continental Palace đầu thế kỉ 19.
Continental Palace Vào Thập Niên 80.
Continental Palace vào thập niên 80.

Tầng trệt của khách sạn bao gồm nhà hàng và quán cafe, có thể ngồi lấn ra ngoài vỉa hè. Khách sẽ ngồi dưới mái hiên khách sạn với những ghế mây bện chặt đi kèm chiếc bàn chân đứng mặt tròn. Không gian thoáng đãng, bài trí theo phong cách Châu Âu. Là nơi gặp gỡ của các tầng lớp quý tộc, thượng lưu và cả những vị khách lưu trú ở khách sạn.

Quán Cà Phê Dưới Hiên Khách Sạn Continental Năm 1963.
Quán cà phê dưới hiên khách sạn Continental năm 1963.
Khách Đến Quán Đa Phần Là Người Nước Ngoài.
Khách đến quán đa phần là người nước ngoài.

Thời điểm khách sạn Continental Palace hoàn thành cũng là lúc các công trình nổi tiếng khác được xây dựng. Nhà Thờ Đức Bà (1877), Opera House (xây từ năm 1898), Bưu Điện Thành Phố (1886), Tòa Thị Chính (1898), tất cả đều là biểu tượng cho đến nay.

Khách Sạn Continental Năm 1967 (Bên Phải Là Cafe Givral Eden Với Phía Trước Là Nhà Hát Opera Cùng Nhà Thờ Đức Bà Trên Đường Tự Do).
Khách sạn Continental năm 1967 (Bên phải là cafe Givral Eden với phía trước là nhà hát Opera cùng nhà thờ Đức Bà trên đường Tự Do).

Có lẽ cho đến ngày nay, những tiệm xưa cũ có thể đã biến mất để khoác trên mình những quán cà phê, tiệm rượu hoàn toàn mới, nhưng đâu đó ta vẫn có thể tìm kiếm trong buổi đêm của một Sài Gòn đầy hoa lệ xen lẫn những biến động của thời đại một quán cafe huyền thoại mang đậm dấu ấn thời gian để tìm lại những ký ức về một Sài Gòn xưa cũ.

Chuyên mua bán Cà phê Nhân Xanh - Cà phê rang mộc công nghệ HotAir 132/6 Đường TL-29 Quận 12, TP HCM
    • Xưởng Rang Trà Cafe
    • Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
    • Zalo(Phone): 0942322324
    • Email: tracafelamdong@gmail.com
    • Website: www.rangxaycafe.com
    Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá Trà, Cà Phê Bảo Lộc - Di Linh: Cà phê nhân xanh: Robusta, Arabica, Culi - Cafe hạt rang mộc công nghệ rang HotAir, Cafe cho quán đã tẩm ướp có 2 dòng Pha Máy và Pha Phin, Các loại trà ướp hương pha trà sữa như Trài Lài, Trà Sâm dứa...giao hàng tận nơi.

      Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí


      Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT-Zalo hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




      Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.


      Gợi ý viết yêu cầu: Tư vấn setup Menu quán, máy pha cafe, Gu quán hiện đại, Giá sỉ Cà phê pha phin 100k/kg...