TRỒNG CÀ PHÊ BẰNG RỄ TRẦN<?xml:namespace prefix=”o” ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:office” ? ?>
Trồng cà phê con bằng rễ trần không đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt, chỉ cần chú ý cẩn thận.
Trước khi nhổ cây con, tưới ẩm đất. Khi cây con nhổ khỏi vườn ương (trong trường hợp cây con không trồng trong bầu hay túi nhựa), công việc đầu tiên là phải giũ cho sạch đất bám quanh rễ, chú ý không làm đứt rễ cọc và rễ tơ. Loại bỏ các cây yếu, rễ có hình dáng xấu (rễ cọc xoắn) vì cây sẽ không phát triển mạnh.
Quấn cây con trong lá chuối, tránh phơi rễ ra ngoài nắng. Nhúng rễ cây vào phân có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn phục hồi. Động tác cắt một phần rễ và một phần lá hình như không có tác dụng giúp cây hồi phục và phát triển (I.F.C.C) . Cắtbỏ phần dưới rễ đuôi chuột nếu rễ cọc quá dài.
Khi trồng cây cà phê, cần 2 người. Một người đặt cây con vào giữa hố, rễ thẳng đứng, cổ rễ đặt ngang với mặt đất hay cao hơn một chút; người khác lấp đất. Đất trên hố hơi nhô lên để tránh đất lún xuống vào đầu mùa mưa .
Chú ý:
1. Rễ cọc không được xoắn;
2. Đặt cây cà phê trong hố làm thế nào cổ rễ nằm ngang mặt đất;
3. Lấp đất đầy đủ để cây mọc đúng chỗ và không có những túi không khí gần rễ cây.
Những lỗi thường gặp khi trồng cây con thường do không chú ý và thiếu chăm sóc cẩn thận.
Vì lý do thẩm mỹ, cần chú trọng khoảng cách và bảo đảm thẳng hàng; trồng cây vào giữa hố ở vị trí có cắm cọc. Để hoàn chỉnh, người ta dùng một dụng cụ rất đơn giản: cây thước chỉ dẫn.
I. Trước khi đào hố (a: cọc; b: cọc phụ ghi dấu điểm đầu của thước chỉ dẫn)
II. Đào hố (không còn cọc chính, chỉ còn cọc phụ)
III. Đặt thước chỉ dẫn trên hố (d: nấc chỉ vị trí trồng cà phê)
Trồng rễ trần có nhúng rễ vào phân mang lại hiệu quả tốt nếu được thực hiện vào lúc thời tiết thuận tiện (chỉ khoảng 5% cây bị chết); kỹ thuật này thuận lợi hơn các kỹ thuật sau .
TRỒNG CÀ PHÊ TRONG BẦU ĐẤT
Sau khi tưới đẫm vườn ương, nhổ cây cà phê con và giữ đất quanh rễ như cũ trong lá chuối hay rơm bện. Đặt cây trên cáng hay trong thùng, rồi đem đi trồng.
Công việc này rất dễ dàng nếu dùng thuổng Java. Đây là một ống thiếc xẻ dọc theo chiều dài, cao từ 0,15m đến 0,30m và có đường kính từ 0,10 đến 0,20 m. Một đầu ống được mài mỏng để dễ cắm vào đất, đầu ống kia được tăng cường thêm bằng một mảnh kim loại.
Khi cắm sâu vào trong đất, dụng cụ này sẽ tạo một khối đất hình trụ quanh rễ cọc, rễ ngang và rễ tơ có thể bị cắt xén, nhưng điều chủ yếu là rễ cọc không được lệch. Chở cây con trong thùng. Đặt cây con vào giữa hố làm thế nào để cổ rễ hơi cao hơn mặt đất một chút, rồi rút ống thiếc ra. Lấp đất vào hố như đã trình bày ở trên.
Kỹ thuật này có thuận lợi là giữ nguyên được cây con, tuy nhiên có điều bất tiện là không nhìn được bộ rễ và chuyên chở nặng nhọc, kềnh càng.
TRỒNG CÀ PHÊ TRONG GIỎ, CHẬU HAY TÚI NHỰA
Trồng cây cà phê con đựng trong giỏ rất đơn giản, chỉ cần cẩn thận khi đặt giỏ vào hố. Giỏ phân hủy rất nhanh và không làm cây trở ngại phát triển.
Hiện nay túi nhựa P.E (polyethylene) không mục nát thường được sử dụng.
Một kỹ thuật khác là “bầu ép” mà những nhà trồng rau áp dụng ở châu Ấu cũng đã được thử nghiệm thành công trong ngành cà phê. Chất nền cần được chuẩn bị thế nào để bầu không vỡ, giàu chất dinh dưỡng và đủ ẩm, xốp để cây cà phê con phát triển tốt. Chất nền thường gồm có đất sét lấy từ tổ mối, đất mùn và phân ủ, cộng với rơm và phân bón.
Ở Madagascar, sử dụng các chất chống thoát hơi nước cũng cho tác dụng tốt, nhất là trồng cà phê rễ trần vào mùa khô.
TRỒNG STUM P
Trồng cà phê quá lứa mọc lâu trong vườn ương dẫn đến hậu quả bất ngờ. Vì thế, khoảng 10 ngày trước khi trồng, người ta cắt thân cây cà phê cách cổ rễ 0,25 – 0,30m; cũng cần thiết cắt bớt để giảm bộ rễ .
THỜI KỲ TRỒNG CÀ PHÊ
Thời kỳ trồng cà phê thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, vài tuần sau những cơn mưa đầu mùa, khi không khí đã đủ ẩm. Vào mùa mưa, tỷ số cây dặm thường thấp, nhưng rễ cây thường chưa đủ sức để chịu đựng mùa khô kế tiếp.
CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ SAU KHI TRỒNG
Trong những vùng nhiều nắng, cần che cây cà phê con từ 2 đến 3 tuần lễ để giảm sự thoát hơi nước và tạo điều kiện dễ dàng cho cây tăng trưởng. Cắm vài cành cây xung quanh cây cà phê con đủ che bóng cho cây cà phê .
Vài tuần sau khi trồng, người ta nhổ những cây cà phê con bị chết và trồng dặm. Cần thấy trước trường hợp này và ương thêm nhiều cây dự phòng trong vườn ương.
KS. NGUYỄN HỮU TRANH
Sở khoa học, công nghệ và môi trường Lâm Đồng
Lược dịch theo Le caféier của R. Coste
Nguồn:Thông tin khoa học – công nghệ Lâm Đồng,số 2.1996
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com