LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI
Không còn xa lạ với bất cứ ai, tên gọi cà phê dùng để chỉ một loại đồ uống được chế biến từ hạt cà phê rang, thu hoạch từ những cây cà phê. Khởi nguồn của các giống cây cà phê xuất phát từ khu vực vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Reunion thuộc Ấn Độ Dương. Cho đến nay đã được trồng tại hơn 70 quốc gia trên Thế giới, phân bổ tập trung ở các khu vực gần đường xích đạo ở châu Mỹ, châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á. Lịch sử cà phê xuất phát từ những năm 1671, khi những người chăn dê ở Kaffa (Ethiopia ngày nay) để ý thấy rằng những con dê sau khi ăn một loại cây có hoa trắng, quả đỏ đã chạy nhảy đến tận đêm mà không mệt mỏi. Những câu chuyện này đã đến tai những thầy tu ở tu viện gần đó, sau khi đến và kiểm chứng bằng cách uống nước ép từ loại quả lạ đó đã làm họ có thể tỉnh táo để cầu nguyện đến tận đêm khuya. Và như vậy cây cà phê đã được phát hiện ra như thế. Cây cà phê thuở ban đầu chỉ được trồng ở khu vực châu Phi và Ả Rập nhưng sau đó được nhân giống rộng rãi trên khắp thế giới tại những nơi có điều kiện phong thổ phù hợp. Đến năm 1710, các thương gia từ châu Âu đã đem giống cây cà phê về trồng thử tại các khu vườn Âu Châu và Amsterdam là khu vực đầu tiên mà giống cây cà phê nảy mầm. Khi sự phổ biến và nhu cầu về loại đồ uống cà phê này gia tăng mạnh mẽ, những người Ả Rập đã mất đi vị trí độc tôn của mình khi những nhà truyền giáo, thương nhân hay du khách, người dẫn thuộc địa mang hạt cà phê đi khắp thế giới và được gieo trồng ở mọi nơi. Chính vì vậy mà chỉ trong vòng khoảng 100 năm, đã xuất hiện thêm nhiều loại cà phê mới cũng như cà phê đã trở thành một loại hàng hóa phổ biến nhất. Đến thế kỉ 18, cà phê đã trở thành một giống cây trồng đem đi xuất khẩu có lợi nhuận cao nhất trên thế giới.
CÀ PHÊ VIỆT NAM
Cà phê Việt Nam được người Pháp mang sang từ những năm 1850. Vào những năm 1850, người Pháp đã mang cà phê vào Việt Nam cho đến đầu 1900, giống cây cà phê Chè (hay Arabica) đã được trồng ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Ninh Bình cũng như một vài tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị. Sau đó, xuất hiện thêm nhiều vườn trồng giống cà phê Mít (Coffea Exelsa). Và trong khoảng thời gian lâu sau đó, những người Pháp mới bắt đầu trồng các vườn cà phê ở khu vực Tây Nguyên ngày nay.
Thuở ban đầu, giống cây cà phê được trồng ở các vùng đất Tây Nguyên là cà phê Chè (hay cà phê Arabica). Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, các giống cây Chè này bị thoái hóa từ từ do bị rỉ sắt nặng. Do đó, người ta mới bắt đầu thay thế cà phê Chè bằng cà phê Vối (hay cà phê Robusta) và cà phê Mít cho đến ngày nay. Cho đến những năm 1990, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng đầu Đông Nam Á và là nhà sản xuất, xuất khẩu cà phê xanh đứng thứ hai trên Thế giới chỉ sau Brazil. Mặc dù vậy, sản lượng cà phê chỉ tập trung phần lớn vào giống cà phê Robusta với tổng sản lượng chiếm gần 93%, trong khi đó giống Arabica được các quốc gia châu Âu ưu chuộng hơn lại chỉ chiếm chưa đến 5%. Với sản lượng tăng đều đặn từ 20 đến 30% mỗi năm trong thời kì những năm 1990. Điều này đã làm cho nền kinh tế có sự thay đổi một cách khá rõ rệt. Theo số liệu năm 1994, tỷ lệ người sống dưới mức nghèo khổ tại Việt Nam lúc bấy giờ là 60% và cho đến hiện tại, con số này chưa đến 10%. Điều này cho thấy sự đóng góp không nhỏ mà cà phê mang đến cho nền kinh tế nước ta. Trong giai đoạn cải cách, ngành cà phê đã được quốc hữu hóa và phát triển mạnh mẽ ở khu vực Tây Nguyên, các doanh nghiệp tư nhân cũng được quan tâm nhiều hơn, dẫn đến sự phát triển một cách rất nhanh của nghành công nghiệp chế biến cà phê lúc bấy giờ, phải kể đến các thương hiệu rất nổi tiếng như Trung Nguyên năm 1996 và Highlands Coffee năm 1998 với sự thành công trong việc kết nối giữa người trồng cà phê, sản xuất và nhà nước, giúp gây dựng được thương hiệu cà phê trong nước lẫn trên thị trường quốc tế. Theo báo cáo của ICO, chỉ trong vòng 30 năm tức từ 1986 đến 2016, sản lượng cà phê của Việt Nam đã có mức tăng trưởng gấp 100 lần, cụ thể từ 18.400 tấn lên đến 1,76 triệu tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu hàng năm chiếm từ 90% đến 95%.
Ngày nay, nhằm nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, các ban ngành đã thúc đẩy trong việc mở rộng các vùng trồng giống cà phê chè (hay cà phê Arabica). Các vùng trồng cà phê ngày nay không chỉ bao gồm các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Quảng Trị mà được phát triển rất mạnh mẽ ở các tỉnh Tây Nguyên như Kontum, Đăk Lăk, Buôn Mê Thuột và Lâm Đồng. Đặc biệt, các địa danh đã được nhiều người trong nước lẫn trên thị trường cà phê Thế giới biết đến và ưa chuộng như cà phê Buôn Mê Thuột, cà phê Moka Cầu Đất – Đà Lạt… Với năng suất bình quân khoảng 2 đến 3 tấn cho mỗi héc ta, đây là mức cao một cách đáng kể so với các quốc gia xuất khẩu cà phê khác trên thế giới. Chính vì điều này đã tạo cho nước ta một thương hiệu khá thú vị về canh tác “Robusta cường độ cao”. Chính vì điều này đã đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê có năng suất cao nhất. Ngoài ra còn mang đến sự gia tăng lợi nhuận lớn cho người nông dân trồng cà phê khi nhiều người đạt năng suất lên đến 3,5 tấn trên mỗi héc ta. Mặc dù với sản lượng hàng triệu tấn cà phê được mang đi xuất khẩu mỗi năm nhưng vẫn chưa giải quyết được yếu tố về chất lượng cà phê khi loại cà phê được đưa đi xuất khẩu vẫn là giống Robusta (cà phê Vối), đây là loại chất lượng thua kém so với cà phê Arabica (cà phê chè) cũng như ít được ưu chuộng hơn ở các thị trường châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, loại cà phê được đem đi xuất khẩu phần lớn vẫn dưới dạng nhân thô, chưa qua công đoạn chế biến, chính vì điều này mà giá trị của các lô hàng đem đi xuất khẩu vẫn chưa cao.
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com