Máy Chế Biến Cà Phê ướt

97 lượt xem
Đánh giá bài viết:
Chuyên cung cấp cà phê nhân xanh các loại Robusta, Arabica xuất khẩu và trong nước vùng nguyên liệu tại Di Linh Lâm Đồng nơi có sản lượng Cà phê nhân xanh đứng thứ 2 Việt Nam, nhận gia công rang xay cà phê đóng gói theo thương hiệu riêng, tư vấn báo giá qua SDT 0942322324
Video máy chế biến cà phê ướt

Chế biến ướt hay còn gọi là lên men ướt (Wet/washed processed) là một quy trình xử lý cà phê sau thu hoạch nhằm loại bỏ tất cả phần thịt quả trước khi nó được làm khô. Cụ thể, chế biến ướt là một chuỗi công đoạn từ lúc cà phê được thu hoạch, phân loại, tách vỏ quả, ngâm ủ cho chất nhầy tự lên men rồi phân rã và cuối cùng hạt cà phê được làm khô, dưới ánh sáng mặt trời để đạt được độ ẩm khoảng 10-12%.

Quy trình chế biến ướt tại Finca Ecologica ở Cajamarca, Peru

Quá trình chế biến ướt là một chặng đường dài, để có được những hạt cà phê thô sẵn sàng để rang. Nếu được thực hiện đúng cách, chế biến ướt đảm bảo cho cà phê có chất lượng cao và ổn định, nhưng mặt khác cũng cần nhiều nước và máy móc hơn so với phương pháp chế biến khô khác nên sẽ đắt hơn đối với người nông dân hoặc nhà sản xuất.

Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trong các phương pháp xử lý sau thu hoạch đối với cà phê là chế biến ướt – Washed process (Theo Cafeimports)

Tổng quan chế biến và “chế biến ướt”

Từ “chế biến” thường không thân thiện trong thế giới ngày nay, đặc biệt là trong ngành thực phẩm và đồ uống. Chúng ta đã quen với việc liên kết nó với hóa chất, thức ăn nhanh, .v.v. Tuy nhiên, trong cà phê, điều này hoàn toàn “tự nhiên”. Cà phê mà chúng ta pha và uống hàng ngày là hạt của một loại quả mọng – quả cà phê (tất nhiên rồi). Điều này có nghĩa là, để có được cà phê, điều đầu tiên chúng ta cần làm sau khi thu hoạch là tách vỏ khỏi hạt – nhưng nói thì dễ hơn làm.

Mỗi quả cà phê được tạo thành từ nhiều lớp: Vỏ ngoài ( còn gọi là cùi hay exocarp); tiếp đến là lớp trung bì (hay còn gọi là mucilage, mesocarp), bạn cũng có thể gọi là màng nhầy vì nó là một lớp nhầy nhụa, chịu trách nhiệm cho phần lớn vị ngọt của cà phê; một vỏ cứng bao quanh hạt (còn được gọi là vỏ trấu); và vỏ bạc, một lớp màng mỏng bọc hạt nhân cà phê. Chế biến cà phê là công việc loại bỏ các lớp quả này. Có một số cách để làm điều đó, tất cả đều có tác động khác nhau đến hương vị của cà phê.

  • Có thể bạn cần xem lại cấu tạo giải phẫu quả cà phê

Giữa thu hoạch và bảo quản, có hai điều cần xảy ra: Quả cà phê cần được loại bỏ vỏ và hạt nhân cần được sấy khô ở mức độ thích hợp. Sự khác biệt chính giữa các phương pháp chế biến cà phê nằm ở thứ tự diễn ra.

May Che Bien Ca Phe Uot
Cà phê nhân được rữa sạch (washed) sau khi lên men – Quá trình chế biến ướt

Nếu như phương pháp chế biến khô chỉ đơn giản là mang phơi quả cà phê dưới mặt trời rồi nghiền nát, để tách lấy nhân cà phê. Thì trong phương pháp chế ướt, một phần của quả cà phê sau khi hái được loại bỏ trước (lớp vỏ ngoài và đôi khi là một phần chất nhầy) và phần còn lại (bao gồm nhân và một phần chất nhầy dính lại) sẽ được ngâm ủ để lên men. Sau khi cà phê đã được lên men trong một khoảng thời gian, ta có thể dễ dàng rữa sạch nó bằng nước, chất nhầy bong ra và cà phê được làm khô. Đó là lý do người ta gọi nó kỹ thuật ướt (wet), hoặc “giặt rữa” (wash).

Quy trình chế biến ướt cà phê

Về phương pháp, tuy có nhiều biến thể ở các quốc gia khác nhau nhưng quá trình chế biến ướt luôn trải qua 4 công đoạn chính là: Phân loại > Xát bỏ vỏ quả > Lên men loại bỏ chất nhầy > Phơi hoặc sấy khô thành phẩm.

Quy trình chế biến ướt yêu cầu sử dụng thiết bị chuyên dụng và lượng nước đáng kể, Nếu được thực hiện một cách chính xác, chất lượng của hạt cà phê được phát triển tốt hơn trong kỹ thuật này và dẫn đến cà phê xanh đồng nhất hơn, tạo ra hạt cà phê ít khuyết tật hơn. Do đó, cà phê chế biến ướt được tin là có chất lượng cao hơn và được giao dịch ở mức giá cao hơn..

Bước 1: Phân loại cà phê

Cà phê trái sau khi thu hoạch được đem về địa điểm tiếp nhận và cho ngay vào bể đầy nước để phân loại (đối với các loại Specialty Coffee bước này được thực hiện càng sớm càng tốt, tránh quả cà phê bị mất nước) quả nào nặng sẽ chìm xuống bể (đem đi chế biến ướt), quả nào đã chín khô, hư hỏng sẽ nhẹ, nổi lên trên. Ngoài ra, cành, lá, tạp chất,… cũng được loại ra khỏi cà phê.

Hạt cà phê “bình thường” sẽ đặc và nặng hơn nước. Ngược lại, những quả bị lỗi, không có hạt hoặc hạt bị sâu đục, sẽ tạo ra những khoảng trống, làm chúng trôi nổi trên mặt nước.

Bước 2: Loại bỏ vỏ quả

Bước 3: Lên men loại bỏ chất nhầy

Sau khi loại bỏ vỏ quả và các tạp chất khác, cà phê được cho vào bể bể nước để thực hiện quá trình lên men. Lượng nước được sử dụng trong chế biến có thể khác nhau, nhưng thường nằm trong tỷ lệ 1:1. Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình chế biến ướt vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất vị của cà phê sau này. Tại một số khu vực, do thiếu thốn nguồn nước (hoặc chủ động lựa chọn) quá trình lên men có thể diên ra tự nhiên mà không cần ngâm cà phê trong bể nước, phương pháp này được gọi là chế chế biến bán ướt (Semi-Washed) hay chế biến mật ong.

39290172894 15Fdaaeb2A H
Khi quá trình lên men diễn ra dưới 20ºC, thì cà phê có thể lên men đến 36 giờ (perfectdailygrind)

Trong các tài liệu truyền thống, chức năng chính của quá trình lên men là hòa tan các polysaccharid phức tạp của chất nhầy (hay còn gọi là Mucilage) để tạo điều kiện làm khô cà phê một cách hiệu quả. Do đó, quá trình lên men cho phép sự phát triển của các vi sinh vật tạo ra các enzym, chẳng hạn như polygalacturonase và pectin lyases cần thiết để khử chất béo và thủy phân pectin có trong lớp màng nhầy (Agate và Bhat 1966; Masoud và Jespersen 2006). Tuy nhiên, đã có nhiều tranh cãi trong việc đưa ra kết luận này.

Vào năm 1960, các nhà khoa học đã xây dựng một thiết kế thử nghiệm trong đó cà phê được khử trùng được khử trùng và đặt trong môi trường vô trùng lên đến 33 ngày. Họ đã cho thấy rằng không có sự suy thoái của lớp nhầy trong suốt quá trình này, từ đó chứng tỏ rằng hoạt động của vi sinh vật mới là động lực khiến chất nhầy trong cà phê bị phân hủy (Schwan và Fleet, 2014). Đi sâu hơn vào nghiên cứu này, các tác giả kết luận rằng sự suy giảm chất nhầy không phải do hoạt động của pectinases mà do sự axit hóa môi trường lên men (do môi trường bể /thùng lên men chuyển sang độ pH axit), khi môi trường lên men đạt giá trị pH=3,5 chất nhầy sẽ bắt đầu phân rã (Avallone và cộng sự, 2002).

Quan điểm này đi ngược lại với một số kiến thức truyền thống vốn từ lâu đã cho rằng sự phân rã chất nhầy là do hoạt động của hệ enzym nội bào (của quả cà phê) và do hệ vi sinh vật tạo ra, bạn nên xem thêm Cơ sở Hóa sinh của lên men cà phê để hiểu rõ hơn.

32386731007 Cd6596E12A H
Phương pháp cào đảo trên các kênh dẫn để loại bỏ chất nhầy của người Ethipia

Quá trình lên men là chìa khóa của phương pháp chế biến này. Cà phê là một loại trái cây và giống như hầu hết các loại trái cây khác, nó chứa đầy chất dinh dưỡng, đường và các hợp chất hóa học khác. Những hợp chất này có trong lớp nhầy và vỏ của quả cà phê, làm cho nó trở thành một môi trường thân thiện cho vi khuẩn và các vi sinh vật khác sinh sôi nảy nở.

Quá trình lên men phải được theo dõi cẩn thận để đảm bảo rằng cà phê không có các hương vị không mong muốn. Đối với hầu hết các loại cà phê, việc loại bỏ lớp vỏ nhầy thông qua lên men mất từ ​​12 đến 36 giờ, tùy thuộc vào nhiệt độ, độ dày của lớp nhầy, và nồng độ của các enzyme (theo coffee.fandom.com).

Khi nào quá trình lên men kết thúc?

Một cách cảm quan, khi nắm cà phê trên tay không còn cảm giác nhầy, trơn trượt, có cảm giác “sỏi” và nham nhám của lớp vỏ trấu là hoàn tất. Để đạt được điều này khối cà phê phải được cào đảo bằng tay hoặc máy (thiết bị này thường được gọi là demucilaged) để sự ma sát giữa các hạt giúp loại bỏ triệt để chất nhầy xung quanh hạt cà phê. Khi lên men xong, cà phê – một lần nữa, được rửa kỹ bằng nước sạch.

Thời gian kết thúc lên men là yếu tố quyết định – Nhưng nó không hề cố định. Nó không chỉ phụ thuộc vào riêng hạt cà phê mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ môi trường, điều kiện sản xuất, mục đích hương vị mong muốn,.. Để đạt được sự nhất quán trước quá nhiều biến số này là không hề đơn giản, một số nhà sản xuất áp dụng kinh nghiệm cảm quan, trong khi một số sử dụng độ brix (chỉ báo hàm lượng đường có trong mẫu cà phê ) – Thông thường là 8°Bx (8 gam đường Sucrose trên 100 gam mẫu) kết hợp với kiểm soát độ pH ở mức xấp xỉ 4,5 (theo O’Coffee từ Brazil).

  • Xem thêm: Lên men đã tiến rất xa trên mục đích chế biến của cà phê!

Bước 4: Làm khô hạt cà phê

Sau khi hạt cà phê được rửa lại bằng nước sạch, chúng được làm khô – với cách phổ biến nhất là phơi nắng ngoài trời, trên giàn phơi để hạ độ ẩm trong hạt xuống 10% – 12%. Lúc này, cà phê cần được xếp thành lớp từ 2 đến 10 cm và thường xuyên đảo trộn để đảm bảo khô đồng đều. Sau khi làm khô – lúc này chúng được gọi là cà phê thóc (parchment coffee) và sẽ được đóng bao bảo quản, hoặc xử lý các khâu tinh chế khác.

28220818689 095F169666 H
Cà phê sau khi rữa sạch được phơi khô và nhặt bỏ bỏ vụ, vỏ trấu, tạp chất,..
  • Xem thêm: Lưu ý khi làm khô cà phê chế biến ướt ngoài trời

Loại cà phê nào có thể chế biến ướt ?

Như đã đề cập, phương pháp chế biến ướt tiêu thụ một lượng nước lớn và đòi hỏi việc sử dụng máy móc cơ giới nhiều hơn, kéo theo giá thành cà phê nhân thô sẽ tăng lên. Chính vì vậy các loại cà phê có giá trị kinh tế thấp – như Robusta ít được sử dụng phương pháp này. Thay vào đó các giống Typica hay Bourbon với phẩm chất hạt cao hơn sẽ áp dụng chế biến ướt hoặc bán ướt để khai thác tối đa tiềm năng hương vị.

Hạt cà phê Robusta có hàm lượng axit cao hơn trong cà phê Arbica rất nhiều, khi kết hợp với chế biến ướt sẽ tồn dư một vị chua rất gắt, khó chịu về cảm quan nên hầu hết được chế biến khô

Ngày nay, một trong những lời chỉ trích lớn nhất của quá trình chế biến ướt là sử dụng quá nhiều nước. Đây không chỉ là vấn đề ở những nơi thiếu nước, mà việc xử lý nước thải không tốt có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường. Điều này đã khiến các hiệp hội cà phê và các nhà sản xuất đầu tư vào cách thức chế biến ướt với hiệu quả cao hơn mà không tổn hại đến môi trường.

Nguồn tham khảo:

  • http://www.cafeimports.com/ – Wet/Washed Process
  • www.perfectdailygrind.com/ Processing 101: What Is Washed Coffee & Why Is It So Popular?
  • www.beans.at/ Wet processed coffee
  • www.coffee.fandom.com/ Wet process
Chuyên mua bán Cà phê Nhân Xanh - Cà phê rang mộc công nghệ HotAir 132/6 Đường TL-29 Quận 12, TP HCM
    • Xưởng Rang Trà Cafe
    • Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
    • Zalo(Phone): 0942322324
    • Email: tracafelamdong@gmail.com
    • Website: www.rangxaycafe.com
    Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá Trà, Cà Phê Bảo Lộc - Di Linh: Cà phê nhân xanh: Robusta, Arabica, Culi - Cafe hạt rang mộc công nghệ rang HotAir, Cafe cho quán đã tẩm ướp có 2 dòng Pha Máy và Pha Phin, Các loại trà ướp hương pha trà sữa như Trài Lài, Trà Sâm dứa...giao hàng tận nơi.

      Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí


      Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT-Zalo hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




      Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.


      Gợi ý viết yêu cầu: Tư vấn setup Menu quán, máy pha cafe, Gu quán hiện đại, Giá sỉ Cà phê pha phin 100k/kg...