Mô Hình Cà Phê Trà Sữa

111 lượt xem
Đánh giá bài viết:
Chuyên cung cấp cà phê nhân xanh các loại Robusta, Arabica xuất khẩu và trong nước vùng nguyên liệu tại Di Linh Lâm Đồng nơi có sản lượng Cà phê nhân xanh đứng thứ 2 Việt Nam, nhận gia công rang xay cà phê đóng gói theo thương hiệu riêng, tư vấn báo giá qua SDT 0942322324

Để kinh doanh quán trà sữa thành công, bạn nên cân nhắc chọn lựa mô hình quán trà sữa phù hợp với nguồn vốn. Cùng 20s Factory tìm hiểu kỹ hơn về ưu nhược điểm của từng mô hình trà sữa để từ đó chọn mô hình tối ưu nhất.

1. Mô hình trà sữa xe đẩy

Hiện nay, mô hình quán trà sữa xe đẩy đang rất thịnh hành, dành cho những ai có ít vốn. Đây là mô hình trà sữa giúp bạn tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn thỏa đam mê kinh doanh trà sữa của mình.

Để thu hút thực khách, bạn phải có được công thức pha chế ngon và xây dựng menu đồ uống đa dạng. Nếu có thể kết hợp thêm đồ ăn vặt sẽ mang lại cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn.

Để tăng hiệu suất kinh doanh, bạn có thể thuê từ 1 – 2 nhân viên phụ việc. Với mô hình trà sữa xe đẩy này, bạn có thể thuê mặt bằng nhỏ bố trí vài bộ bàn ghế hoặc phục vụ theo hình thức take away.

Tham khảo:

  • Có nên kinh doanh trà sữa không?
  • Chi phí mở quán trà sữa là bao nhiêu?
  • Những điều cần biết khi mở quán trà sữa

2. Mô hình kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền

Mô hình trà sữa nhượng quyền thương hiệu đang là xu thế hiện nay. Với tư cách là chủ đầu tư, bạn sẽ tiếp nhận việc quản lý các hạng mục kinh doanh, quy trình kinh doanh, công thức pha chế, các ưu đãi khuyến mãi,… đã được format sẵn. Nhờ đó giúp giảm thiểu rủi ro một cách tối đa.

Mô hình trà sữa nhượng quyền này đặc biệt phù hợp với những chủ đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm và chi phí để đầu tư một thương hiệu trà sữa mới trên thị trường, lo lắng những bất cập sẽ xảy ra trong quá trình vận hành một tiệm trà sữa.

Ưu điểm:

  • Thương hiệu nhượng quyền quán trà sữa sẽ hỗ trợ về mặt chi phí mở quán
  • Tư vấn chọn lựa địa chỉ mặt bằng và chuẩn bị trang thiết bị, cơ sở vật chất để xây dựng không gian quán đúng nhận diện thương hiệu
  • Chuyển giao công thức pha chế các loại đồ uống, kèm theo thiết bị, máy móc và các các chương trình quảng cáo, tiếp thị đến với khách hàng
  • Quy trình phục vụ được chuẩn hóa giúp việc quản lý quán trà sữa dễ dàng hơn
  • Giảm chi phí xây dựng tên tuổi thương hiệu so với các quán trà sữa hoàn toàn mới
  • Thu lợi nhuận nhanh chóng vì đã có sẵn lượng khách hàng

Nhược điểm

  • Cần tuân theo khuôn khổ và quy tắc của thương hiệu chủ, dẫn đến hạn chế khả năng sáng tạo trong kinh doanh
  • Chỉ được sử dụng thương hiệu trong một thời gian cụ thể đã thỏa thuận trên hợp đồng, cần ký hợp đồng tiếp nếu muốn tiếp tục kinh doanh
  • Một trong các cửa hàng nhượng quyền xảy ra sự cố, các cửa hàng còn lại cũng bị ảnh hưởng theo
  • Ngày càng xuất hiện thêm nhiều quán nhượng quyền, dẫn đến sự cạnh tranh trong tương lai

3. Mô hình quán trà sữa truyền thống

Kinh doanh trà sữa theo mô hình truyền thống thường hoạt động ở khu dân cư, trường học hoặc gần các công ty, văn phòng. Tuy nhiên, người dùng ngày càng lo lắng về chất lượng đồ uống, dẫn đến tâm lý e ngại khi mua trà sữa ở các quán truyền thống. Vì thế hiện nay, mô hình quán trà sữa nhỏ này chỉ còn xung quanh trường học và các vùng quê.

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ từ 10.000 – 15.000 đồng.ly dễ tiếp cận đến nhiều khách hàng
  • Chi phí đầu tư rất tiết kiệm, quy trình pha chế cũng nhanh chóng và tiện lợi từ các loại siro
  • Gần như không cần dùng đến các loại máy móc khi pha chế, ai cũng có thể tự học làm trà sữa để kinh doanh

Nhược điểm

  • Nguyên liệu có nguồn gốc không rõ ràng, giá thành rẻ khiến người tiêu dùng nghi ngại về chất lượng an toàn vệ sinh
  • Nếu sử dụng nguyên liệu không chất lượng, nhiều nguy cơ sẽ gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng

4. Mô hình quán trà sữa thú cưng

Hiện nay, mô hình trà sữa thú cưng cũng rất được ưa chuộng. Đây là những quán mà người ta đến vừa để thưởng thức trà sữa, vừa để chơi đùa cùng các bạn chó mèo.

Những “con sen” chính hiệu có thể đến quán để gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và huấn luyện thú cưng cùng nhau. Hiện nay, những quán trà sữa thú cưng nuôi nhiều chó mèo đắt tiền rất “ăn nên làm ra”.

Ưu điểm

  • Mô hình quán trà sữa này nhận được sự ủng hộ từ nhiều người yêu động vật
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư vào các công thức pha chế, chi phí thuê nhân viên
  • Thu hút đông đảo một lượng khách hàng ổn định đến quán, giúp duy trì doanh thu ổn định cho quán

Nhược điểm

  • Khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý nhiều thú cưng
  • Cần chú ý đến việc đảm bảo sức khỏe thú cưng để mang lại không gian tươi vui, sôi động cho quán
  • Chủ quán phải cập nhật liên tục kiến thức về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh,.. để các “boss” luôn khỏe mạnh, sạch sẽ

5. Mô hình quán trà sữa kết hợp đồ ăn vặt

Kinh doanh quán trà sữa kết hợp đồ ăn vặt là một gợi ý rất đáng để cân nhắc khi giới trẻ có xu hướng thích la cà quán xá để ăn uống mỗi dịp cuối tuần hay rảnh rỗi. Ngoài món chính là trà sữa, bạn có thể bán thêm khoai chiên, bánh tráng trộn, gà lắc hoặc một món mới sáng tạo để thu hút thực khách.

Về cơ bản, mô hình quán trà sữa nhỏ này không có nhiều sự khác biệt so với những quán trà sữa bình thường khác. Tuy nhiên nhờ việc kinh doanh đồ ăn vặt đi kèm mà bạn sẽ tăng thêm phần nào doanh thu.

Dù phải cạnh tranh với nhiều đối thủ nhưng chắc hẳn bạn sẽ có một lượng khách hàng trung thành là học sinh sinh viên hoặc nhiều nhóm khách hàng trẻ tuổi khác. Để có thể kinh doanh thành công, đừng quên xây dựng thêm nhiều ưu đãi và khuyến mãi để giữ chân khách hàng.

6. Mô hình Trà sữa – Cafe

Các thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Phúc Long, The Coffee House, Cheese Coffee,… đang phát triển mạnh mẽ mô hình trà sữa – cafe. Bằng việc kết hợp nhiều loại đồ uống cùng nhau, quán sẽ mang lại cho khách hàng đa dạng sự lựa chọn mỗi khi ghé quán. Chưa kể, mô hình quán cafe – trà sữa còn phù hợp nhiều đối tượng khách hàng, giúp mang lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn.

Để kinh doanh thành công, mô hình quán cafe – trà sữa này tận dụng lợi thế về không gian và thời gian phục vụ. Nếu bạn có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ với số vốn lớn thì hãy mạnh dạn đầu tư mặt bằng ở vị trí đẹp, trang trí không gian rộng rãi, đẹp đẽ và mát mẻ để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay, nhu cầu ngồi cafe – trà sữa làm việc rất lớn. Vì thế nếu quán của bạn có thể phục vụ 24.24 sẽ giúp thỏa mãn được khách hàng, giúp họ có thể giải trí, thư giãn hay gặp gỡ bạn bè, làm việc một cách thuận lợi nhất. Khi được đầu tư về chất lượng lẫn hình thức và dịch vụ, quán của bạn sẽ dễ dàng chinh phục được khách hàng và mang về nguồn doanh thu lớn, lợi nhuận ổn định.

7. Mô hình trà sữa tự chọn (Buffet)

Thêm một mô hình quán trà sữa nhỏ mà bạn có thể lựa chọn, đó là trà sữa tự chọn. Bạn có thể áp dụng bài toán khách uống càng nhiều, quán thu nhiều lợi nhuận để kích thích nhu cầu của khách hàng.

Để kinh doanh quán trà sữa tự chọn thành công, bạn cần kiểm soát nguyên liệu đầu vào bằng cách tìm nguồn cung cấp trà, bột sữa, các loại topping, ly, muỗng, túi,… giúp tiết kiệm một phần chi phí.

Để thu hút khách hàng, bạn nên cập nhật thêm các loại topping đang là trend hiện nay như trân châu, phô mai viên, cheese foam, pudding trứng,… Khi có đa dạng các loại topping, việc bán vé buffet trà sữa sẽ thu hút đông đảo khách hàng ghé quán.

Muốn vận hành mô hình trà sữa này thành công, cần phải có sự tính toán chi phí và giá vé cẩn thận. Theo đó chi phí cho nguyên liệu phải thấp hơn giá vé từ 20 – 30% để kinh doanh có lời. Áp dụng đúng mô hình này giúp việc vận hành quán trà sữa được trơn tru, thuận lợi hơn.

8. Mô hình trà sữa và bánh ngọt

Ngoài những mô hình quán trà sữa kể trên, bạn cũng có thể kinh doanh quán trà sữa và bánh ngọt để tăng doanh số. Tuy nhiên, để phát triển thành công mô hình này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức về trà sữa và từng loại bánh ngọt. Đồng thời việc kết hợp các combo một cách thông minh cũng giúp tăng doanh thu.

Tuy nhiên, mô hình trà sữa này cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn như bạn phải kiểm soát được chất lượng của các loại bánh. Không giống như trà sữa chỉ phải pha chế khi khách gọi, với bánh ngọt bàn cần phải làm sẵn và xây dựng quy trình bảo quản phù hợp. Các kỹ thuật làm bánh, bảo quản bánh phải tuân theo kỹ thuật nghiêm khắc để đảm bảo chất lượng.

Ở giai đoạn đầu mới kinh doanh, bạn nên chuẩn bị số lượng bánh hợp lý, tránh để bánh qua ngày bị hư hỏng gây lãng phí. Theo thời gian, khi nắm được nhu cầu của khách hàng, bạn có thể cân nhắc gia giảm số lượng bánh mỗi ngày để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Trên đây là 8 mô hình quán trà sữa phổ biến nhất trên thị trường hiện nay mà bạn có thể cân nhắc chọn lựa mô hình phù hợp. Tùy ngân sách và kinh nghiệm, năng lực kinh doanh mà bạn chọn mô hình tối ưu nhất để mang lại lợi nhuận tốt hơn.

Xem thêm: Cách quản lý nhà hàng hiệu quả mà chủ quán cần biết

Chuyên mua bán Cà phê Nhân Xanh - Cà phê rang mộc công nghệ HotAir 132/6 Đường TL-29 Quận 12, TP HCM
    • Xưởng Rang Trà Cafe
    • Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
    • Zalo(Phone): 0942322324
    • Email: tracafelamdong@gmail.com
    • Website: www.rangxaycafe.com
    Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá Trà, Cà Phê Bảo Lộc - Di Linh: Cà phê nhân xanh: Robusta, Arabica, Culi - Cafe hạt rang mộc công nghệ rang HotAir, Cafe cho quán đã tẩm ướp có 2 dòng Pha Máy và Pha Phin, Các loại trà ướp hương pha trà sữa như Trài Lài, Trà Sâm dứa...giao hàng tận nơi.

      Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí


      Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT-Zalo hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




      Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.


      Gợi ý viết yêu cầu: Tư vấn setup Menu quán, máy pha cafe, Gu quán hiện đại, Giá sỉ Cà phê pha phin 100k/kg...