Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu với nền văn hóa thưởng thức cà phê vô cùng độc đáo, ấn tượng. Thói quen dùng cafe mỗi sáng đi sâu vào tiềm thức của đại bộ phận người dân Việt Nam khiến việc mở quán cà phê rang xay trở thành mảnh đất màu mỡ cho những người yêu thích kinh doanh.
Vậy khi mở quán cafe rang xay bạn cần chú ý tới điều gì? Sau đây là một số kinh nghiệm được MISA CukCuk tổng hợp từ những người đi trước giúp bạn tìm ra chìa khóa thành công cho riêng mình!
I. Đánh giá tiềm năng kinh doanh quán cà phê rang xay
Trước khi có ý định mở quán cafe rang xay, bạn cần hiểu rõ tiềm năng phát triển và một số hạn chế nhất định để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất.
1.1. Ưu điểm
- Cà phê rang xay được những người yêu thích cà phê nhận xét là có hương vị đậm đà, tinh tế nhờ giữ được mùi vị nguyên chất, không pha thêm bất kỳ thành phần nào.
- Không giống như cà phê hòa tan, tùy vào sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn hạt rang đậm hay vừa, chứa ít hay nhiều caffein.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng cà phê sạch, nguyên chất và tạo được lòng tin khi khách hàng có thể tận mắt trải nghiệm quy trình rang xay cafe tại chỗ.
1.2. Nhược điểm
- Pha chế cà phê rang xay đòi hỏi người thực hiện cần có kỹ năng xay, nén và ủ bột cà phê chuyên nghiệp. Hạt cà phê sau khi rang xay phải giữ nguyên được hương vị và chất lượng ban đầu.
- Giá thành cà phê rang xay sẽ cao hơn cà phê thông thường do chi phí nguyên liệu đầu vào tương đối cao.
Có thể thấy rằng, bên cạnh những ưu điểm về chất lượng và hương vị, cà phê rang xay vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Nếu có ý định mở quán cafe rang xay, bạn hãy lưu ý những điều trên để lập kế hoạch kinh doanh tốt nhất nhé!
Đừng bỏ lỡ Cách rang hạt cà phê tại nhà và kinh doanh đúng chuẩn
II. Các mô hình quán cà phê rang xay phổ biến hiện nay
2.1. Mô hình cafe take-away
Cafe take-away là mô hình được nhiều người sử dụng nhờ tính linh động cao và nguồn vốn bỏ ra tương đối ít. Hình thức này không đòi hỏi nhiều chi phí mặt bằng, trang thiết bị cũng như chi phí nhân sự.
Tuy nhiên, mô hình này có một số hạn chế nhất định không có chỗ ngồi cho khách… Vậy nên, khi lựa chọn hình thức này, hãy cân nhắc các yếu tố sản phẩm, chất lượng phục vụ, giúp khách hàng cảm thấy hài lòng nhất.
2.2. Mở quán cafe rang xay theo mô hình quán cóc
Đối với mô hình này, chất lượng cà phê vẫn là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công của quán. Quán sẽ phù hợp với những người có nhu cầu thưởng thức cà phê ngon, không quá chú trọng tới không gian quán.
Mô hình này giúp bạn thu hút nhiều khách hàng hơn nhờ có chỗ ngồi cố định. Đồng thời, chi phí mở quán cafe rang xay tương đối tiết kiệm, doanh thu mang lại cũng ổn định hơn so với cafe take-away.
2.3. Mô hình Coffee Factory
So với hai mô hình trên, Coffee Factory là hình thức kinh doanh được nhiều người lựa chọn nhất, không chỉ bởi chất lượng cà phê mà còn ở không gian xung quanh quán. Quán được trang bị hệ thống pha chế hiện đại, khách hàng được trực tiếp theo dõi quá trình làm ra một ly cà phê thứ thiệt.
Nhìn chung, mô hình Coffee Factory có lợi thế thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn. Không chỉ vậy, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng khi tận mắt chứng kiến quá trình pha chế đồ uống tại quán.
2.4. Nên mở quán cafe rang xay theo mô hình nào?
Theo một số nghiên cứu, trung bình 10 quán cà phê mở ra thì có đến 4 quán sẽ đóng cửa trong vòng một năm. Ba quán tiếp tục kinh doanh nhưng không sinh lời và số còn lại là những nhân tố may mắn bắt đầu có lợi nhuận.
Thực tế chỉ ra F&B là thị trường có tính cạnh tranh cao, nếu bạn không có kế hoạch rõ ràng và dự trù hợp lý thì rất khó để tồn tại. Muốn lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, trước hết bạn cần xác định nguồn ngân sách hiện có cũng như kinh nghiệm, khả năng của mình.
Nếu bạn có ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm thì quán cóc hoặc cafe take-away sẽ là sự lựa chọn an toàn nhất. Trong trường hợp bạn sẵn sàng thử sức với mô hình Coffee Factory, có đủ ngân sách và độ nhạy bén trong ngành, hãy lên kế hoạch xây dựng một thương hiệu cà phê của riêng mình.
III. Mở quán cà phê rang xay cần bao nhiêu vốn?
3.1. Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng là khoản vốn “đau đầu” nhất mà chủ quán cần cân nhắc trước khi kinh doanh. Chi phí này phụ thuộc vào ngân sách và mô hình kinh doanh mà bạn đã lên kế hoạch trước đó.
Thông thường, mức giá cho thuê dao động từ 10 – 15 triệu/tháng với diện tích mặt bằng 60 – 80m2. Tuy nhiên, bạn sẽ mất thêm một khoản tiền đặt cọc và ký kết hợp đồng trong ít nhất 3 tháng, do đó, chi phí mặt bằng có thể nằm trong khoảng 50 – 60 triệu.
3.2. Chi phí trang thiết bị và decor quán
Đối với các quán cà phê rang xay, chú trọng đầu tư trang thiết bị tốt sẽ “níu chân” khách hàng ở lại quán lâu hơn. Chi phí này dao động trong khoảng 50 – 70 triệu, tùy thuộc vào quy mô và ngân sách của bạn. Về phần trang trí, chỉ từ 15 – 20 triệu, bạn đã có thể mở quán cà phê rang xay với dấu ấn của riêng mình.
- Mẹo thiết kế quán cafe và mẫu thiết kế quán cà phê hiện đại
3.3. Chi phí nguyên vật liệu
Nguyên liệu luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu bởi nó sẽ quyết định mức độ uy tín của quán. 10 – 15 triệu là khoản chi phí trung bình để tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu có chất lượng, đảm bảo sự nguyên chất cho mỗi tách cà phê.
3.4. Chi phí nhân sự
Chi phí thuê nhân viên sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của quán. Thời gian đầu mới đi vào hoạt động, một người có thể đảm nhận nhiều hơn một vị trí. Tuy nhiên, khi công việc đã đi vào ổn định, bạn cần thuê thêm nhân viên để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
- Nhân viên quán cà phê full-time: khoảng 5 – 7 triệu/tháng (tùy từng vị trí)
- Nhân viên quán cà phê part-time (làm theo ca) : 20 – 25k/h)
3.5. Chi phí đầu tư phần mềm, thiết bị quản lý bán hàng và thiết bị pha chế cà phê rang xay
Hệ thống POS (bao gồm cả thiết bị và phần mềm) là khoản đầu tư của hầu hết các quán cà phê, cafe. Mục đích quản lý nguyên vật liệu, tồn kho, nhân viên, doanh thu, lợi nhuận chính xác, hạn chế thất thoát và gian lận.
-
Về phần mềm quản lý
Trên thị trường có nhiều nhà cung cấp, bạn có thể đăng ký dùng thử để dễ dàng so sánh và lựa chọn được phần mềm phù hợp với mô hình, nhu cầu quản lý của mình. Trong đó, phần mềm quản lý quán cà phê MISA CukCuk chuẩn hóa quy trình phụ vụ và thanh toán thông minh, đơn giản.
Nhân viên sử dụng app bán hàng MISA CukCuk trên điện thoại, tablet hoặc POS mini để nhận order, tính tiền và in hóa đơn cho khách hàng. Mọi giao dịch thành công sẽ được gửi thông báo về app quản lý, anh chị chủ quán cà phê theo dõi chính xác tình hình kinh doanh tại quán rất tiện lợi.
Đặc biệt, CukCuk tích hợp được trên nhiều thiết bị nên bạn dễ dàng tận dụng được những thiết bị sẵn có, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Về giá phần mềm quản lý quán cà phê MISA CukCuk có nhiều gói phù hợp với ngân sách, nhu cầu của quán chỉ từ 6.000đ/ngày. Bạn có thể xem và so sánh các gói giá phần mềm TẠI ĐÂY.
Đăng ký dùng thử 15 ngày phần mềm quản lý quán cafe MISA CukCuk:
-
Về thiết bị phần cứng tính tiền – in hóa đơn cho quán cà phê:
Trọn bộ thiết bị tính tiền cho quán cà phê bao gồm: máy bán hàng thu ngân (POS để bàn), ngăn kéo đựng tiền, máy in hóa đơn, máy POS mini, điện thoại… Xem thêm Top 5 máy tính tiền mini pos giá rẻ tốt nhất năm 2022
-
Về thiết bị pha chế trong quán cafe rang xay
Để hoạt động pha chế, bán hàng hiệu quả bạn có thể tham khảo các thiết bị sau:
Trang thiết bị, dụng cụ Giá (dự tính) Máy xay cafe 7 – 10 triệu Máy pha cafe 25 – 30 triệu Phin cafe các loại 500.000 – 600.000 đồng Bàn: 15 – 20 chiếc tùy diện tích mặt bằng 8 – 10 triệu Ghế: 30 – 50 chiếc các loại 8 – 10 triệu Tủ lạnh 6 – 8 triệu Hệ thống âm thanh, loa đài, quạt gió, điều hòa… 10 – 12 triệu Máy xay sinh tố, máy vắt, máy ép trái cây, máy lọc nước 3 – 4 triệu Các loại ly: thủy tinh cao cổ, ly lùn, ly phễu, cốc cafe… cho mỗi dòng đồ uống. Tổng 50 – 60 chiếc 1,5 – 2 triệu Muỗng, thìa, ống mút các loại, dao thớt, chén đĩa… 600.000 – 800.000 Dụng cụ pha chế: Bình lắc, hũ rắc, bình tạo bọt sữa… 400.000 – 600.000 Khay bưng, thùng đá, thùng rác… 500.000 – 700.000 Tổng 70 – 88,7 triệu
Như vậy, chi phí để mở quán cafe rang xay thành công sẽ khoảng 300 – 400 triệu đồng. Thông thường 1 quán cafe sẽ cần 3-6 tháng đi vào hoạt động mới có lợi nhuận, do đó bạn cần chuẩn bị sẵn vốn để xoay vòng và quản lý quán khoa học, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật.
III. Một số lưu ý cần biết để mở quán cafe rang xay thành công
3.1. Nghiên cứu thị trường cafe và đối tượng khách hàng mục tiêu
Trước khi mở quán cà phê rang xay, bạn cần khảo sát thị trường để phân khúc tập khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu và nghiên cứu thói quen ăn uống của họ. Hiểu được thị trường và khách hàng giúp bạn dễ dàng lựa chọn mô hình kinh doanh cũng như định hướng phát triển phù hợp trong tương lai.
3.2. Xác định địa điểm và phong cách quán cafe
Như đã nói ở trên, địa điểm mở quán cafe sẽ phụ thuộc vào mô hình và nguồn ngân sách bạn đang có. Tuy nhiên, dù lựa chọn mô hình nào, hãy chọn những địa điểm dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi để việc kinh doanh hiệu quả hơn.
3.3. Đảm bảo yếu tố nguồn nguyên liệu đầu vào
Trên thị trường hiện nay đang có 5 loại hạt cafe đang được ưa chuộng, bao gồm:
- Robusta có hương vị mạnh, đắng và độ cafein cao
- Arabica thanh chua, không đắng gắt mà dịu ngọt
- Cherry thơm thoang thoảng, không đắng gắt nên rất hợp khẩu vị phái nữ
- Cà phê Culi có hương vị rất riêng, có “chiều sâu”, có “cá tính hơn các loại khác
- Moka đắng nhẹ, xen lẫn một chút thanh, chua và vị béo riêng biệt
Thế giới cà phê cầu kỳ đòi hỏi người mở quán cafe rang xay tìm tòi, học hỏi và quan sát thật nhiều. Mỗi loại hạt sẽ cho ra một tách cà phê với hương vị khác nhau mà người pha chế cần dụng tâm nghiên cứu. Không chỉ vậy, nguồn gốc, xuất xứ cũng ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của mỗi loại hạt.
Chính vì vậy, trước khi có ý định mở quán cà phê, hãy dành thời gian tìm hiểu đặc điểm của từng loại cà phê nhằm mang đến những ly cà phê chất lượng nhất.
3.4. Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Với ngành dịch vụ, thái độ của nhân viên được coi là yếu tố quyết định khách hàng có muốn gắn bó với thương hiệu hay không. Tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ thân thiện tạo thiện cảm cho khách hàng, khiến họ mong muốn quay trở lại quán lần nữa.
Do đó, đừng chỉ tập trung vào yếu tố chất lượng đồ uống mà bỏ quên nhân tố quan trọng này. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ là điểm cộng rất lớn cho cửa hàng của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm phần mềm quản lý của MISA Cukcuk để quản lý nhân viên: theo ca làm, theo doanh số để có những chính sách thưởng hợp lý.
3.5. Hoàn tất các thủ tục pháp lý
Một điều cần lưu ý trước khi mở quán cà phê rang xay là bạn nên hoàn tất sớm các thủ tục pháp lý như đăng ký kinh doanh mở quán cafe, vệ sinh an toàn thực phẩm, nộp thuế… Quy trình đăng ký đơn giản nhưng mất nhiều thời gian, do đó hãy lên kế hoạch trước để không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh nhé!
IV. Tạm kết
Thị trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi bạn phải là người có tầm nhìn, có chiến lược kinh doanh rõ ràng thì mới tồn tại được. Hy vọng với những thông tin chia sẻ này, bạn đã có thêm một số kinh nghiệm để mở quán cafe rang xay mang dấu ấn thành công của riêng mình.
Đừng quên theo dõi thêm các chuyên mục hay ho về kinh doanh và đời sống tại website MISA Cukcuk bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Nghe chuyên gia hé lộ những cách pha cà phê ngon mê mẩn
- Phần mềm quản lý quán cà phê: Cẩm nang lựa chọn từ A – Z
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com