Gia đình ông Lục Văn Đoàn, ở thôn Đắk Tân, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) có 0,5 ha cà phê. Trước đây, vườn cà phê của ông già cỗi, cho năng suất thấp. Năm 2018, ông được nhân viên khuyến nông tỉnh hướng dẫn tái canh diện tích cà phê này.
Để thực hiện tái canh đúng quy trình, ông đã sử dụng phân chuồng để bón lót với khối lượng từ 10 – 15 kg/hố trước khi trồng. Ông trồng cây tạo bóng mát, chắn gió; để thảm cỏ, tạo môi trường sinh thái tự nhiên cho vườn cà phê.
Đặc biệt, ông không sử dụng thuốc giệt cỏ và hạn chế bón phân hóa học cho cây. Nhờ đó, vườn cà phê phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh, trổ rất nhiều cành và năng suất đạt cao. Dù mới cho thu hoạch năm đầu tiên, nhưng vụ mùa này, ông ước đạt 1,5 tấn cà phê nhân/0,5ha (cao hơn 1,5 lần so với trước).
Nhiều diện tích cà phê tái canh ở xã Đức Mạnh (Đắk Mil) cho năng suất vượt trội
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Quang Triều, ở thôn Xuân Trang, xã Đức Minh (Đắk Mil), cũng tái canh 0,5 ha cà phê theo Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) tỉnh Đắk Nông.
Khi tham gia mô hình, ông Triều được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh cho cà phê. Nhờ đó, vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt. Năm nay, dự kiến vườn cà phê của ông Triều đạt 1,5 – 2 tấn nhân/0,5 ha (cao hơn 1,5 lần so với trước đây).
Còn tại huyện Cư Jút, những năm qua, việc triển khai Chương trình tái canh cà phê đã được chính quyền và người dân trên địa bàn chú trọng. Theo đó, giai đoạn 2014 đến nay, huyện đã tái canh hàng trăm ha cà phê, với các giống TR1, TR4.
Đến nay, năng suất cà phê tái canh đạt trung bình từ 2 – 3 tấn/ha, cao hơn khoảng 0,6 tấn/ha so với trước đây. Điều này đã đem lại tâm lý lạc quan cho bà con nông dân.
Hiện nay, huyện Cư Jút đang tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình cà phê tái canh. Huyện hướng tới sản xuất cà phê bền vững, chất lượng cao, đáp ứng các điều kiện xuất khẩu.
Theo Sở Nông nghiệp – PTNT, triển khai Chương trình tái canh cà phê, từ 2012 đến nay, người dân trên địa bàn tỉnh tái canh được hơn 20.533 ha cà phê, chỉ đạt 68,36% kế hoạch. Có nhiều nguyên nhân khiến cho kết quả thực hiện tái canh cà phê chưa đạt mục tiêu đề ra.
Trong đó, có nguyên nhân nhiều người dân chưa có điều kiện để tái canh diện tích cà phê. Bởi vì, đối với nhiều gia đình nông dân, cà phê là nguồn thu nhập chính hằng năm. Nếu thực hiện tái canh, cũng đồng nghĩa với việc họ phải mất nguồn thu nhập từ 3-5 năm, ảnh hưởng lớn đến đời sống.
Ngoài ra, các địa phương chưa chủ động về nhu cầu sử dụng giống, do chưa nắm bắt được nhu cầu tái canh. Trên địa bàn tỉnh còn nhiều người dân vẫn chưa nắm bắt được quy trình tái canh cà phê, nên chưa chủ động thực hiện tái canh… Do đó, kết quả thực tiễn từ những diện tích cà phê tái canh hiện nay sẽ giúp ngành Nông nghiệp có cơ sở tốt hơn để tiếp tục đẩy mạnh Chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở Nông nghiệp – PTNT, mục tiêu là từ nay đến năm 2025, tỉnh Đắk Nông cơ bản hoàn thành tái canh diện tích cà phê già cỗi, kém hiệu quả.
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com