Tiếp nối các mô hình kinh doanh cafe, Sapo sẽ giới thiệu đến bạn đọc mô hình cafe sân vườn rất hot hiện nay. Hình thức cafe sân vườn không chỉ phát triển mạnh ở các khu vực thành phố mà còn được khách hàng ở vùng nông thôn yêu thích. Làm thế nào để kinh doanh quán cafe sân vườn thành công? Cùng theo dõi một số kinh nghiệm mà Sapo chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
1. Mô hình cafe sân vườn là mô hình như thế nào?
Cafe sân vườn là quán cafe kết hợp với khoảng vườn nhỏ với nhiều cây xanh hoặc lồng ghép xen kẽ cây xanh và bàn uống nước trong không gian cửa hàng. Mục đích chính của mô hình cafe này là nhằm giúp khách hàng uống cafe có những phút giây thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên.
Ưu điểm của quán cafe sân vườn
- Quán cafe sân vườn có không gian thoáng, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên. Ngày nay, khách hàng có xu hướng tìm đến thiên nhiên để thư thái và tìm cho mình cảm giác bình yên. Đây cũng là yếu tố kích thích khả năng sáng tạo cũng như nâng cao hiệu quả công việc cho họ.
- Cây cối có khả năng cho bóng mát và làm giảm điều hòa không khí. Dưới những tán cây, nhiệt độ giảm xuống khoảng 3-5 độ, lá cây quang hợp phát ra hơi nước nên độ ẩm được cân bằng. Việc bố trí hợp lý cây xanh trong quán sẽ tăng khả năng cân bằng nhiệt độ mà không cần sử dụng máy lạnh.
- Mô hình quán cafe sân vườn đáp ứng được thị hiếu và sở thích của nhiều đối tượng khách hàng muốn tìm về với thiên nhiên để thoải mái, thư giãn.
- Chi phí đầu tư thiết kế nội thất và trang trí tiết kiệm chi phí hơn so với mô hình khác. Công năng sử dụng và giá trị thẩm mỹ cũng dài.
Nhược điểm của mô hình cafe sân vườn
- Khó khăn trong việc chăm sóc cây: Mỗi loài cây đều có một chu trình sống, yêu cầu chăm bón khác nhau để phát triển tốt. Vậy nên để mô hình này được tươi mát, người chăm sóc phải cần có kỹ năng và kiến thức nhất định để cây tươi tốt.
- Cây cối có độ ẩm trong lá nên luôn là điểm thu hút của các loại côn trùng nhỉ. Chủ quán khó có thể kiểm soát được toàn bộ cây cối khi có côn trùng, có thể gây hại cho khách hàng. Vì vậy, quán nên chú ý giảm thiểu lượng nước đọng trong không gian sân vườn của mình, giữ không gian sạch sẽ, cắt tỉa cây lá gọn gàng.
2. Những mô hình quán cà phê sân vườn đẹp
2.1 Mô hình quán cafe sân vườn hiện nay
Mô hình quán cafe sân vườn trên sân thượng
Đây là một trong những phong cách được khách hàng ưa chuộng. Không chỉ được thư giãn hay trò chuyện cùng bạn bè trong một không gian lớn, khách hàng còn được ngắm cảnh từ trên cao giữa không gian bình yên, ít tiếng ồn và bụi bặm.
Quán cafe sân vườn trong nhà
Đây là nơi khách vừa có thể thưởng thức cafe trong nhà vừa có thể ngắm thiên nhiên qua cửa kính. Thậm chí có những quán cafe còn thiết kế một khu vườn tuyệt đẹp ở trong nhà.
Mô hình quán cafe sân vườn vintage
Phong cách Vintage là một phong cách được các bạn trẻ cực kỳ yêu thích bởi sự kết hợp hài hòa giữa hoài niệm và hiện đại. Các quán cafe phong cách vintage thông thường đều sử dụng những gam màu nhạt, họa tiết nhỏ lãng mạn, những chiếc ghế sờn màu, khung ảnh cũ, hay một chiếc rèm cửa hoa văn xưa cũ cũng chính là điểm nhấn thu hút khách hàng.
Quán cafe sân vườn cạnh hồ cá
Mô hình quán cafe này hướng đến nhóm khách hàng có sở thích với cá cảnh, yêu thích không gian thiên nhiên. Ưu điểm của mô hình quán cafe này là bạn vừa có thể phát triển mô hình kinh doanh, vừa thực hiện sở thích, đam mê của bản thân thông qua ý tưởng mà bạn lựa chọn.
2.2 Một số quán cafe sân vườn nhất định phải ghé thăm
Tằm Art Cafe
Tọa lạc bên cạnh Hồ Tây, Tằm Art chính là khu vườn xanh giữa lòng Hà Nội, mang đến sự thư giãn cho khách hàng. Không chỉ có không gian xanh mát, khách hàng ghé thăm Tằm Art còn có cơ hội đắm chìm vào nghệ thuật từ những chi tiết nhỏ nhất.
Nằm trong góc nhỏ của phố Tây Hồ nhộn nhịp, Tằm Art Cafe mang đến cảm giác như lạc vào một chốn thiên nhiên vô cùng nghệ thuật, bình yên giữa lòng Hà Nội. Bước vào quán là không gian xanh mát của khu vườn tại Art dọc theo lối đi nhỏ, từng góc cầu thang được thiết kế theo hơi hướng cổ xưa tạo nên một nét rất riêng mà chỉ tại Tằm mới có.
Không như nhiều quán cafe sân vườn khác, Tằm luôn thay đổi màu sắc, concept theo thời gian chứ không đi theo một lối cố định. Mang phong cách cổ điển pha một chút kì bí, bước vào Tằm bạn dễ bắt gặp những bức tranh nghệ thuật treo khắp nơi trên tường. Đây chắc chắn là một địa điểm rất thích hợp cho các bạn trẻ muốn hòa mình vào thiên nhiên, thưởng thức nghệ thuật ở một nơi yên bình.
- Địa chỉ: Số 14 ngõ 5 phố Từ Hoa
- Điện thoại: 0943 279 538
- Giờ mở cửa: 8:00 AM – 22:00 PM
Ami Garden
Ami Garden là một quán cafe ngay cạnh Hồ Tây với không gian xanh mát. Không gian của quán lấy cảm hứng từ đồng quê Việt Nam với nội thất được xây dựng từ gỗ và không gian bao trùm bởi cây xanh khiến cho quán cafe trở nên mát mẻ hơn.
Ami Garden có không gian ngoài trời cực thoáng với nhiều góc không gian được trang trí khác nhau và view nhìn ra Hồ Tây cực chill. Vào những ngày hè nóng bức, Ami là một “nơi trú ẩn” cực kỳ lý tưởng bên những ly trà ngon tuyệt cùng những làn gió Hồ Tây mát mẻ. Ami Garden nổi bật hơn khi về đêm với ánh đèn vàng tạo nên sự ấm áp, gần gũi.
- Địa chỉ: 181 Vệ Hồ, quận Hồ Tây, Hà Nội.
- Thời gian: 07:00 – 23:00
- Hotline: 091 239 7337
Ohi Tree & Coffee
Không gian cafe xanh mát toát ngay lên từ tên thương hiệu, Ohi Tree & Coffee là một trong những quán cafe sân vườn đã có tuổi đời khá lâu. Quán lấy cảm hứng từ những gian hàng cây cảnh lâu đời đặc trưng của Hà Nội. Ohi Tree & Coffee nằm trên mặt tiền rộng và thiết kế có nhiều cửa kính được tô điểm bởi những chậu cây cảnh nhỏ xinh có nhiều màu sắc như những chiếc rèm cửa tự nhiên.
Mang trong mình phong cách vintage bình yên cùng những đồ gỗ với tông màu sẫm, Ohi gợi ra một nét hoài cổ giữa những tấp nập của thành phố phồn hoa. Điểm đặc biệt nhất của Ohi là sử dụng phần mái che trong suốt với những chậu cây treo thả tạo một khung cảnh sân vườn thoáng mát.
Không chỉ được hòa mình vào không gian xanh mát thưởng thức những món ăn, đồ uống đa dạng, khách hàng còn có cơ hội đắm chìm vào những đêm nhạc Acoustic được tổ chức tại đây.
- Địa chỉ: Số 71A Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
55 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số 2 Nguyễn Xí, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 7:30 AM – 23:00 PM
Xem thêm: 17 mô hình quán cafe độc đáo, thiết thực nhất hiện nay
3. Kinh nghiệm mở quán cafe sân vườn thu lợi nhuận khủng
3.1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Trước khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ một sản phẩm/ dịch vụ gì thì bạn cần có một ý tưởng kinh doanh để định hướng phát triển. Bản kế hoạch của bạn cần triển khai rõ bạn sẽ kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì? Kinh doanh ở đâu? Kinh doanh như thế nào? Cần bao nhiêu vốn, bao nhiêu nhân viên?,….Kế hoạch kinh doanh giúp bạn thực hiện công việc dễ dàng và hiệu quả hơn.
3.2 Nghiên cứu thị trường và xác định tệp khách hàng tiềm năng
Nghiên cứu thị trường giúp bạn nhìn ra được xu hướng hiện nay, sản phẩm của bạn có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không. Sau khi tìm hiểu về thị trường và các đối thủ cạnh tranh, bạn nhìn ra được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu giúp nhà đầu tư nhìn rõ được người mình cần phục vụ là ai, họ mong muốn điều gì và sản phẩm của mình có thể đáp ứng được những gì cho họ.
3.3 Lựa chọn mặt bằng phù hợp
Đặc thù của quán cafe sân vườn là cần có không gian rộng để trồng, trang trí cây xanh; các tiểu cảnh và hồ nước nên cần các khu vực có không gian rộng, (từ 100m2 trở lên). Vị trí mà diện tích mặt bằng cũng còn phụ thuộc vào chi phí mà bạn có thể chi trả hàng tháng.
Lưu ý khi lựa chọn mặt bằng:
- Tìm mặt bằng có giao thông thuận tiện: Lựa chọn các khu vực có giao thông thuận tiện, việc này giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và muốn đến quán của bạn nhiều hơn.Nhà đầu tư nên lựa chọn các mặt bằng có vị trí gần các mặt đường, ngã tư hoặc ngõ dễ tìm. Tránh các địa điểm gần khu vực bãi rác, vệ sinh môi trường.
- Khu vực để xe đảm bảo: Khi lựa chọn mặt bằng, hãy ưu tiên những nơi có thể thiết kế được bãi đậu xe rộng rãi và đảm bảo được không gian gửi xe. Khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu nếu không có không gian để xe hoặc quá chật chội. Đây cũng là một trong những lý do khiến khách hàng quyết định có đến quán của bạn hay không.
3.4 Lựa chọn mô hình phù hợp và lên ý tưởng thiết kế
Sau khi đã lựa chọn tệp khách hàng và địa điểm phù hợp, bạn tiến hành lựa chọn mô hình cà phê sân vườn phù hợp và bắt đầu lên thiết kế. Kinh nghiệm và chi phí thiết kế cafe sân vườn đã được Sapo chia sẻ trong bài “Cách thiết kế quán cafe sân vườn mang mang hơi thở của thời đại hiện tại”, mời bạn tìm hiểu thêm.
3.5 Tìm nơi cung cấp nguồn hàng
Sau khi đã lên được menu quán, dựa vào menu đó bạn lựa chọn nguồn cung cấp nguyên vật liệu phù hợp. Nên liệt kê những nguyên vật liệu cần thiết, sau đó tổng hợp lại để tìm nhà cung cấp phù hợp. Chủ quán cần phải lựa chọn những đơn vị uy tín, cung cấp các loại nguyên liệu đảm bảo chất lượng để đồ uống thơm ngon, tươi sạch.
Bên cạnh đó, quán cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trang thiết bị, dụng cụ pha chế cần thiết. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các loại thiết bị, máy móc phục vụ mô hình kinh doanh cafe, chủ quán có thể tham khảo và tìm ra đơn vị cung cấp sản phẩm chất lượng với mức giá tốt nhất.
3.6 Lên dự toán chi phí
Hình thức kinh doanh quán cafe sân vườn hiện nay đang rất thịnh hành. Một số chi phí mà nhà đầu tư phải chuẩn bị khi đầu tư vào mô hình này bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh cafe sân vườn khá cao so với những mô hình kinh doanh khác bởi cần diện tích lớn để trồng cây, làm vườn.
- Chi phí xây dựng, thiết kế quán: Quán của bạn cần có phong cách riêng biệt để tạo được dấu ấn và thu hút khách hàng. Bạn nên tìm đến các đơn vị thiết kế uy tín và bày trí cây cảnh một cách hợp lý nhất.
- Chi phí trang thiết bị: lập kế hoạch dự tính chi phí mua sắm các loại trang thiết bị khi mở quán cafe sân vườn như bàn ghế, máy pha chế cafe, hệ thống máy lạnh, tủ lạnh,…
- Chi phí nguyên vật liệu: ngoài loại nguyên liệu chính như các loại cafe, chủ quán cần chuẩn bị thêm các loại nguyên liệu khác như trà, sữa, đường, hoa quả tươi, kem tươi,…để có thể đáp ứng đa dạng các loại đồ uống. Bên cạnh đó, quán còn có thể kinh doanh thêm một số món ăn vặt như khoai tây chiên, ngô chiên, các loại bánh,…
- Chi phí thuê nhân viên: Để đảm bảo mô hình vận hành trơn tru, quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên cũng cần được chú trọng. Tay nghề và thái độ phục vụ của nhân viên cũng như sự chuyên nghiệp chính là một trong những yếu tố giữ chân khách hàng.
- Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn phải dự trù vốn cho một số chi phí khác như chi phí duy trì hoạt động quán cafe, chi phí sửa chữa, chi phí quà tặng, chi phí dự phòng, một số chi phí phát sinh khác,…
3.7 Quản lý quán cafe sân vườn hiệu quả với phần mềm Sapo FnB
Ứng dụng công nghệ vào quản lý quán cafe đã không còn quá xa lạ đối với các nhà đầu tư. Các phần mềm này đáp ứng nhu cầu quản lý chuyên nghiệp giúp chủ quán đơn giản hóa quá trình kinh doanh.
Với nhiều tính năng ưu việt như kết nối các thiết bị bán hàng; đơn giản quá trình order – phục vụ; tính tiền nhanh chóng, chính xác; đa dạng hóa các phương thức thanh toán; quản lý doanh thu đồng bộ trên phần mềm; quản lý nhân viên, khách hàng chi tiết; dễ dàng bán hàng qua điện thoại, máy tính; quản lý nguyên vật liệu; quản lý ngay cả khi không có mặt tại quán; kết nối đơn vị vận chuyển, bán hàng online với Web Order;…phần mềm quản lý quán cafe Sapo FnB là giải pháp tối ưu giúp chủ quán tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đăng ký sử dụng miễn phí 7 ngày ngay cho quán của bạn.
Cafe sân vườn là mô hình cafe không mới mẻ và đang trở thành xu hướng trong ngành FnB hiện nay. Một số kinh nghiệm kinh doanh mô hình quán cà phê sân vườn mà Sapo đã chia sẻ hy vọng sẽ giúp cho các nhà đầu tư tìm ra lối đi mới và kinh doanh hiệu quả. Chúc các bạn kinh doanh thành công với mô hình cafe sân vườn.
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com