- Bão vỡ nợ cà phê ở Tây Nguyên: Đak Mil -trong làn sóng vỡ nợ
-
Không có chuyện bán thương hiệu cà phê Đức Lập – Đắc Min ra nước ngoài
Ngày 4/5, Quỹ Thách thức Việt Nam cùng Công ty TNHH Dakman Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết kết quả dự án xây dựng nhà máy chế biến ướt cà phê vối đầu tiên ở Việt Nam do nông hộ sở hữu và vận hành. Dự án này đã góp phần đáng kể giúp tăng thu nhập cho nông dân trồng cà phê của Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Mô hình kinh doanh mới này, triển khai song song với việc tuân thủ một hệ thống chứng nhận, có thể nhân rộng ra các tổ hợp tác khác, dù nông dân độc lập thực hiện hay liên kết với doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Tổng giá trị dự án vào khoảng 435.000 USD, trong đó Quỹ Thách thức Việt Nam tài trợ khoảng 160.000 USD.
Dự án này thành công có thể là khởi đầu sự phát triển một phân khúc mới cho sản phẩm cà phê giá trị gia tăng của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
“Điểm đặc biệt hấp dẫn chúng tôi trong dự án này là khả năng thúc đẩy sự thay đổi mang tính hệ thống cho các sản phẩm nông nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam”, ông Buddhika Samarasinghe, trưởng nhóm tư vấn dự án Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo (M4P2), cho biết. “Dự án đã tháo gỡ một trong những điểm yếu nhất của ngành cà phê Việt Nam là khâu chế biến sơ sài dẫn đến chất lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường quốc tế còn thấp và không đồng nhất. Nói ngắn gọn, dự án mang tính chất “thay đổi cuộc chơi”.
Hơn 50 hộ nông dân xã Ea Kiết đã được cấp chứng chỉ Thương mại công bằng (Fair-trade), tạo ra 30 việc làm tại nhà máy chế biến và hơn 100 việc làm thời vụ tại rẫy cà phê. Ngay trong niên vụ đầu tiên, gần 400 tấn cà phê chế biến ướt có chứng nhận Thương mại công bằng đã được sản xuất và xuất khẩu từ nhà máy do dự án xây dựng.
Giá cộng thêm đối với mỗi tấn cà phê vối chế biến ướt có chứng nhận Fair-trade là hơn 440 USD, ông Nguyễn Tùng, Quỹ Thách thức Việt Nam, cho biết. Nhờ đó tổng thu nhập của nông hộ tham gia dự án hiện nay gấp khoảng 2,5 lần so với trước khi làm dự án. Chỉ trong một vụ vừa rồi, phần thu nhập tăng thêm đã tương đương khoảng 1,5 lần số tiền người nông dân đầu tư vào nhà máy.
“Tôi rất vui vì dự án đã mang lại những kết quả khả quan như vậy cho nông dân trồng cà phê”, Ông John Clark, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dakman Việt Nam cho biết. “Những kết quả này đã cho chúng tôi thấy hoàn toàn có thể vừa làm kinh doanh thành công vừa mang lại lợi ích cho người nông dân trong tỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng quy mô và nhân rộng mô hình dự án này trong các niên vụ tới để có nhiều nông hộ được hưởng lợi hơn nữa”.
Tác động lớn nhất của dự án chính là đã chứng minh được tính khả thi của việc trồng và chế biến cà phê vối chất lượng cao. Như vậy có thể tác động tích cực tới một số lượng lớn trong số 150.000 nông dân trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk./.
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com