Thu Phí Quán Cà Phê Quyeenf

107 lượt xem
Đánh giá bài viết:
Chuyên cung cấp cà phê nhân xanh các loại Robusta, Arabica xuất khẩu và trong nước vùng nguyên liệu tại Di Linh Lâm Đồng nơi có sản lượng Cà phê nhân xanh đứng thứ 2 Việt Nam, nhận gia công rang xay cà phê đóng gói theo thương hiệu riêng, tư vấn báo giá qua SDT 0942322324

Muốn kinh doanh quán cà phê, bạn cần có bao nhiêu tiền? 100 triệu đồng có đủ để mở quán cà phê take away không. Nếu có hơn 200 triệu đồng, bạn nên đầu tư quán cà phê theo mô hình gì, ca nhạc, đá banh hay sân vườn. Mỗi một loại hình sẽ có chi phí mở quán cà phê khác nhau, vậy đầu tư như thế nào là hợp lý. Đọc tiếp để phân tích chi tiết nhé!

Chi phí mở quán cà phê take away

Đa phần các quán cà phê bình dân luôn tạo được sức hút rất lớn. Khác xa những quán cà phê sang trọng chỉ dành cho một nhóm người. Cà phê take away phù hợp với tất cả mọi người. Sở hữu mô hình kinh doanh đơn giản, cần chi phí đầu tư thấp. Chỉ cần có trong tay khoảng 100 triệu đồng, bạn đã có thể vận hành được một quán cà phê take away rồi. Đáng tin không nào. Đi vào phân tích nhé.

-Đầu tiên và quan trọng nhất – xe cà phê take away. Với nhiều mẫu mã và giá thành khác nhau. Như xe bằng gỗ có bánh xe nhỏ và phạm vi di chuyển ngắn, giá sẽ giao động chỉ từ 5 -7 triệu động. Hoặc các dòng xe cải tiến từ ô tô cũ không gian rộng hơn và có ghế ngồi bên trong, cộng với khả năng di chuyển. Chi phí sẽ lên đến 10 – 20 triệu đồng, tùy vào mẫu mã.

-Mặt bằng cần thiết cho một quán cà phê take away tối thiểu 12-16m2. Tuy cần diện tích không lớn, nhưng bạn đừng quên chỗ để xe cho khách hàng nhé. Chi phí thuê mặt bằng thường nằm trong mức 8-12 triệu, cụ thể còn tùy thuộc vào từng khu vực, tỉnh thành khác nhau. Và bạn nên quy định phí thuê mặt bằng chỉ nên chiếm khoảng 20% chi phí tổng thôi nhé.

– Chi phí cho các trang thiết bị, máy móc nên nằm trong khoảng 50 – 64 triệu đồng. Chi nhiều nhất chính là máy pha cà phê, một công cụ không thể thiếu khi kinh doanh cà phê take away. Ngoài máy pha, những thiết bị khác như máy xay cà phê hạt, máy xay sinh tố, bình làm kem, shaker, ly, muỗng, dụng cụ gắp đá cũng rất quan trọng. Cần lựa chọn thật kỹ để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt được chất lượng tốt.

– Chi phí nguyên vật liệu như cà phê, trà, sữa, syrup, các loại bột, các loại nước đóng chai và các loại trái cây tươi… Tính tương đối một tháng sẽ khoảng 6 – 10 triệu đồng. Một điều không thể quên chính là menu thức uống. Nếu không có kinh nghiệm hoặc người hướng dẫn bạn sẽ phải tìm đến các khóa học để năng cấp bản thân. Hoặc tìm một R&D để sáng tạo nên menu thức uống cho quán. Chi phí thuê sẽ khoảng 5 – 10 triệu đồng.

– Lợi ích lớn nhất của quán cà phê take away chính là không tốn quá nhiều chi phí cho việc thiết kế và thi công quán. Chỉ cần sơn sửa cơ bản, vài bộ bàn ghế đơn giản, thoải mái là ổn. Do đó, chi phí setup sẽ rơi vào khoảng 8 – 12 triệu đồng.

– Bạn không thể tự mình làm tất cả các công việc nên thuê nhân viên hỗ trợ là lẽ đương nhiên. Nhưng bạn cũng có thể tiết kiệm thêm chi phí nếu thuê sinh viên làm việc part time theo giờ. Với giá thuê 15.000 – 20.000/ giờ, thuê khoảng 1-2 nhân viên pha chế, phục vụ, chi phí mỗi tháng từ 4 – 8 triệu đồng.

-Đã là thời buổi công nghệ, bạn chắc chắn không thể gạt bỏ marketing ra khỏi hoạt động kinh doanh. Mọi thứ đều cần quảng cáo, PR. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên bỏ ra khoảng 5% trong tổng chi phí đầu tư cho marketing. Tùy vào khả năng, ít nhất cũng tầm 1 – 3 triệu đồng.

-Chi phí duy trì và phát sinh hay chính xác là chi phí rủi ro. Kể đến như tiền điện nước net, tiền dụng cụ mua thêm khi hỏng hóc hay lượng khách gia tăng. Trung bình khoảng khoảng 3 – 5 triệu đồng là hợp lý.

Chi phí mở quán cà phê tầm trung

Về cơ bản, các hạng mục đầu tư về chi phí mở quán cà phê tầm trung cũng sẽ tương tự với quán cà phê take away nhưng giá sẽ cao hơn nhiều. Ước tính tổng chi phí lên đến khoảng 200 triệu đồng bạn sẽ vận hành ổn định một quán cà phê tầm trung với diện tích khoảng 100m2.

-Chi phí thuê mặt bằng với diện tích 100m2 sẽ giao động khoảng 20 – 30 triệu đồng/ tháng.

-Chi phí thi công thiết kế quán chia thành 2 trường phái. Một là thuê hẳn một bên set up để thi công, giá tầm 180 triệu trở lên. Hai là tự thi công thiết kế với mức giá khoảng 130 – 150 triệu. Cụ thể:

Sơn sửa và trang trí lại 25 triệu đồng

Quầy pha chế, thu ngân 15 triệu đồng

Máy thanh toán 15 triệu đồng

Bàn ghế 10 triệu đồng

Máy pha cà phê 50 – 200 triệu đồng (tùy từng dòng máy)

Máy xay cà phê 25 – 40 triệu đồng

Máy xay sinh tố 5 – 25 triệu đồng

Tủ lạnh 7 – 15 triệu đồng

Cốc, đĩa 3 – 5 triệu đồng

– Chi phí nguyên vật liệu pha chế cần chuẩn bị cơ bản ước tính khoảng 12 triệu đồng. Gồm :

Cà phê 2 triệu đồng

Sữa 500.000 đồng

Đường 200.000 đồng

Syrup 2 triệu đồng

Nước giải khát 3 triệu đồng

Trái cây tươi 3 – 5 triệu đồng

– Chi phí nhân sự ước tính với 1 quản lý, 1 nhân viên pha chế, 2 nhân viên phục vụ, 1 lao công khoảng 21 – 33 triệu đồng.

Nhân viên phục vụ: 3.000.000 – 6.000.000 đồng/người

Nhân viên pha chế: 5.000.000 – 7.000.000 đồng/người/tháng.

Quản lý cửa hàng: 7.000.000 – 9.000.000 đồng/người/tháng.

Lao công: 3.000.000 – 5.000.000/đồng/tháng.

– Chi phí marketing cho quán dự trù khoảng 15 – 30 triệu đồng. Được chia cho một số phần tiêu biểu như:

Thiết kế các ấn phẩm, tờ rơi, banner 1-3 triệu đồng

Xây dựng và duy trì các trang mạng xã hội về thương hiệu cho quán 5-10 triệu đồng

Thuê các KOLs review quán 2-10 triệu đồng tuỳ độ nhận diện

Phí quay video, chụp hình sản phẩm gốc: 7-20 triệu đồng

Phí liên kết quán cafe với các ứng dụng giao hàng: Tuỳ thuộc vào đối tác

– Chi phí phát sinh và vốn duy trì quán dự trù từ 10 – 20 triệu đồng để chi trả các khoản như: lương nhân viên, điện nước, nhập hàng… Hoặc phát sinh khi có rủi ro hư máy móc, thiết bị.

Chi phí mở quán cà phê nhượng quyền

Muốn kinh doanh cà phê nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm về việc mở quán cà phê và những vấn đề liên quan. Giải pháp tối ưu cho bạn chính là chọn một thương hiệu để xin nhượng quyền. Vậy chi phí để nhượng quyền quán cà phê là bao nhiêu.

Các thương hiệu hàng đầu trong ngành cà phê phải kế đến Highlands – chuỗi cà phê có số lượng quán cực lớn, trải dài trên khắp 24 tỉnh thành Việt Nam. Với giá nhượng quyền khoảng 3,5 – 5 tỷ đồng. Phí nhượng quyền hàng tháng: 7%. Phí quản lý hàng tháng: 5%. Đặc biệt yêu cầu về địa điểm như diện tích lớn hơn 150m2, nằm ngay ngã ba hoặc khu vực đông dân cư hoặc trong các tòa nhà, văn phòng, trung tâm mua sắm.

Kế đến là Trung Nguyên Legend – cái tên mà những chủ đầu tư không thể bỏ qua khi có ý định kinh doanh cà phê. Phí nhượng quyền của Trung Nguyên Legend có giá tối thiểu là 3,5 tỷ đồng, bao gồm: phí nhượng quyền, đào tạo, quản lý, setup, v.v… Phí hàng tháng: 5% doanh thu. Yêu cầu về địa điểm: Vị trí giao thông thuận lợi, thuộc khu vực trung tâm đông dân cư, diện tích mặt bằng tối thiểu 140m2.

Tầm trung chính là Viva Star Coffee. Thành lập từ năm 2013, đến nay, Viva Star là một trong 10 những thương hiệu cà phê được nhượng quyền nhiều nhất của Việt Nam. Là một trong những thương hiệu cà phê đi theo xu hướng phát triển nhượng quyền, Viva có những gói nhượng quyền khác nhau. Điển hình như gói 286 triệu cho hợp đồng 5 năm, được hỗ trợ: chuyển giao mô hình, đào tạo nhân viên và các thủ tục hành chính.

Phân khúc tầm trung còn một thương hiệu không thế bỏ qua chính là – Milano Coffee với thiết kế không gian quán đơn giản, giống với kiểu café cóc truyền thống của Việt Nam. Chi phí nhượng quyền chỉ với 90 triệu đồng được chia thành: chi phí nhượng quyền: 10 triệu đồng/năm. Phí setup quán: 55 triệu đồng. Tiền thuê mặt bằng, nhân viên, phí nguyên vật liệu, v.v… khoảng: 25 – 35 triệu đồng. Mặt bằng yêu cầu không quá lớn, trên 50m2, nằm ở gần khu dân cư hoặc trung tâm thương mại, v.v…

Chi phí mở quán cà phê cho một số mô hình kinh doanh đặc biệt

Ngoài những quán cà phê thông thường, bạn muốn kinh doanh cà phê sách, cà phê đá banh, cà phê … thì phải tính thêm một số khoản phí khác.

Như cà phê sách, bạn sẽ phải đầu tư các loại sách cho quán. Giá sách sẽ giao động từ 20 đến 30 triệu đồng tuỳ độ mới cũ và sự đa dạng của các thể loại sách. Gợi ý cho bạn là ban đầu hãy nghiên cứu thị hiếu của người đọc thời điểm hiện tại và đi theo một chủ đề nhất định để tiết kiệm chi phí. Đặc biệt nên chú trọng đầu tư cho quán một không gian yên tĩnh, thiết kế dễ chịu thoải mái để khách hàng sẽ đến và quay lại một lần nữa.

Nếu là chi phí mở quán cà phê bóng đá, bạn nên biết đối tượng mục tiêu là nam và đều yêu thích bóng đá. Vì vậy yêu cầu về thiết kế có lẽ không cần quá đặt nặng, chỉ đơn giản là được. Điều bạn cần quan tâm nhất chính là đầu tư một màn hình tivi lớn, chất lượng cao hoặc máy chiếu xịn để phục vụ nhu cầu chính yếu của khách hàng. Chi phí cho một dàn tivi và loa chất lượng có giá tầm 80 triệu đồng. Đây là một số tiền không nhỏ nhưng trừ qua tính lại những hạng mục khác như thiết kế thì cũng đáng để đầu tư.

Cà phê nhạc cũng là một lựa chọn rất được ưa chuộng bởi những bạn trẻ năng động yêu thích ca hát. Trước khi tính đến nhạc cụ, chủ quán nên quan tâm đến không gian và cách thiết kế quán. Nếu dư dả, bạn có thể đầu tư tường cách âm cho quán, để mọi người có thể tự do ca hát mà không sợ ảnh hướng đến mọi người xung quanh. Kế đến là tiền thiết bị âm thanh, ước tính rơi vào khoảng 30 triệu đồng. Số tiền có thể tăng lên tương đối cao nếu bạn lựa chọn những thiết bị hiện đại và “xịn” hơn. Nếu quán đã có ca sĩ hoặc band nhạc, thì sẽ không tốn thêm chi phí, nhưng nếu quán chưa có phải thuê, bạn cần cộng thêm khoảng 3 triệu cho 1 band nhạc hát trong một đêm nhé.

Có rất nhiều loại hình kinh doanh quán cà phê và đi kèm với những chi phí mở quán cà phê cho từng loại hình khác nhau. Trước khi đi vào chi phí, cần xác định rõ mô hình và đối tượng mục tiêu để có thể dự trù kinh phí một cách chính xác nhé!

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến chi phí mở quán cà phê

– Tôi có nhất định phải chôn vốn trong mục ngân sách dự trù rủi ro không?

Nhiều người vẫn thường thắc mắc về câu hỏi này. Vì thực chất, có nhiều quán vẫn kinh doanh ổn định dù không có bất kì một khoản tiền rủi ro nào. Tuy nhiên, sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid. Bạn vẫn còn tin là không cần dự trù kinh phí cho những rủi ro.

Là một người kinh doanh, bạn nên tính toán kỹ lưỡng, và dự trì mọi trường hợp có thể xảy ra. Ngân sách dự trù được ví như một chiếc phao cứu sinh có thể cứu nguy cho bạn trong những lúc rủi ro bất ngờ ập đến. Như trường hợp bạn mở quán nhưng khá ế ẩm, lợi nhuận thu vào không cao nhưng các khoản chi về nhân lực, nguyên vật liệu, mặt bằng lại không thể nợ. Một khoản ngân sách dự trù sẽ cứu nguy cho bạn ngay lúc này.

– Vì sao tôi phải bỏ ra nhiều tiền để đầu tư một máy pha cà phê chuyên nghiệp?

Mở một quán cà phê, có rất nhiều chi phí mà bạn phải bỏ ra, nên chủ quán thường cân nhắc rất nhiều khi lựa chọn máy pha cà phê. Mà hiện nay, trên thị trường có những dòng máy “second hand” với giá rẻ giúp tiết kiệm nhiều ngân sách. Tuy nhiên, chúng lại tồn tại rất nhiều rủi ro như hàng kém chất lượng, dễ hư hỏng, không có phụ kiện sửa chữa. Một máy pha cà phê chuyên nghiệp với giá trên 70 triệu đồng sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn là mất.

Như chọn Astoria Tanya 2 group của Quang Tân Hòa, bạn sẽ được tư vấn từ A – Z từ cách lắp đặt đến sử dụng. Đội ngũ kỹ thuật của công ty còn luôn đồng hành, hỗ trợ mọi lúc khi máy xảy ra bất kì vấn đề gì. Khi cần thiết thay thế, phụ kiện vẫn luôn đảm bảo. Cho quán vận hành một cách “mượt” nhất.

– Làm thế nào để quản lý nhân sự một cách đúng đắn nhất?

Bài toán nhân sự luôn khiến các chủ quán cà phê đau đầu. Trong định hình của chủ quán, khi ra kinh doanh riêng, mình chính là chủ, mình có thể nhàn nhã cuối tháng đếm tiền. Nhưng trong ngành cà phê, rất nhiều chủ quán đã than trời vì chính mình phải chạy việc vì nhân viên nghỉ ngang. Vậy bài toán nhân sự, phải giải quyết thế nào cho thỏa đáng.

Yếu tố đầu tiên chính là lương, vì nhân viên đi làm mấu chốt vẫn chủ yếu là lương. Một mức lương hợp lý sẽ giúp bạn tuyển dụng được những nhân viên tốt cho quán. Bên cạnh đó, những yếu tố khác tâm lý, tình cảm, cái tôi cá nhân, sự khéo léo của người quản lý cũng là những yếu tố quyết định tạo lòng trung thành đối với nhân viên. Hãy là một người “sếp” thấu hiểu, có tầm nhìn xa và đặt vị trí mình là nhân viên để thấu hiểu và tạo cảm giác gần gũi cho nhân viên.

– Có nên đầu tư một khoản chi phí lớn để tạo nên một menu hoàn hảo hay không?

Đồ uống chính là linh hồn của quán cà phê. Vì thế nên đầu tư một menu hoàn hảo là không hề sai. Tuy nhiên, chi phí tạo menu đồ uống cho quán chỉ nên chiếm 5% tổng ngân sách. Nếu không đủ kinh phí, bạn có thể chọn ra 1 thức uống thật sự ngon trong từng hạng mục. Như các loại trà, bạn có thể chọn trà đào hoặc vải là best seller của quán để tập trung cho R&D nghiên cứu.

Một chủ quán với kinh nghiệm 3 năm kinh doanh trong ngành cà phê đã chia sẻ. Để đưa ra một menu thức uống tầm 20 món, thời gian test cũng phải 2 tháng. Và anh chủ quán đã uống rất nhiều đến ngán ngẩm. Nên một mẹo nhỏ được đưa ra chính là, chỉ nên tập trung vào 5 – 8 món thức uống thật đặc biệt, thật ngon để thu hút khách hàng. Đừng bỏ phí quá nhiều thời gian và tiền bạc để đưa ra một menu hoàn hảo với hơn 20 thức uống mà chưa chắc khách hàng đã thực sự yêu thích tất cả.

– Phải chi bao nhiêu cho khoản marketing và kiểm soát thế nào khi không hiểu về marketing?

Đối với một số người, khái niệm marketing thật sự rất khó hiểu và mang lại cảm giác không hiệu quả. Vậy tại sao phải chi quá nhiều tiền cho khoản đầu tư marketing. Ví dụ đầu tiên, khi mở cửa khai trương, bạn làm thế nào kéo khách hàng lại quán cà phê của mình. Chắc chắn phải có những hoạt động giảm giá, khuyến mãi, hay đơn giản như tạo những sự kiện nhỏ, múa lân, mở nhạc tạo sự thu hút cho khách hàng. Đó chính là một hoạt động marketing điển hình.

Nhưng phải chi bao nhiêu cho marketing là đủ. Đối với một quán cà phê nhỏ hay take away, chi phí marketing chỉ cần 10 triệu tháng. Dành cho những hoạt động như quảng cáo, phát tờ rơi và các chương trình khuyến mãi. 20 triệu/ tháng là số tiền marketing cho quán cà phê tầm trung. Vì phải thêm một phần chi phí đầu tư cho các trang mạng xã hội khoảng 10 triệu. Tuy nhiên, marketing có rất nhiều cách cũng như các công cụ hỗ trợ. Mỗi chủ quán có thể có những lựa chọn khác nhau tùy theo định hướng phát triển dài hạn.

Có rất nhiều những chi phí cần lo khi mở quán cà phê. Để đưa ra những quyết định chính xác về chi phí mở quán cà phê. Các chủ quán trước tiên nên tham khảo thật nhiều, cả đọc và trao đổi với những người có kinh nghiệm đi trước. Từ đó cho ra những quyết định chính xác hoặc có những phương án dự phòng để xử lý kịp thời những rủi ro bất ngờ xảy ra.

Chuyên mua bán Cà phê Nhân Xanh - Cà phê rang mộc công nghệ HotAir 132/6 Đường TL-29 Quận 12, TP HCM
    • Xưởng Rang Trà Cafe
    • Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
    • Zalo(Phone): 0942322324
    • Email: tracafelamdong@gmail.com
    • Website: www.rangxaycafe.com
    Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá Trà, Cà Phê Bảo Lộc - Di Linh: Cà phê nhân xanh: Robusta, Arabica, Culi - Cafe hạt rang mộc công nghệ rang HotAir, Cafe cho quán đã tẩm ướp có 2 dòng Pha Máy và Pha Phin, Các loại trà ướp hương pha trà sữa như Trài Lài, Trà Sâm dứa...giao hàng tận nơi.

      Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí


      Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT-Zalo hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




      Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.


      Gợi ý viết yêu cầu: Tư vấn setup Menu quán, máy pha cafe, Gu quán hiện đại, Giá sỉ Cà phê pha phin 100k/kg...