Video Máy Say Xát Cà Phê Thóc

143 lượt xem
Đánh giá bài viết:
Chuyên cung cấp cà phê nhân xanh các loại Robusta, Arabica xuất khẩu và trong nước vùng nguyên liệu tại Di Linh Lâm Đồng nơi có sản lượng Cà phê nhân xanh đứng thứ 2 Việt Nam, nhận gia công rang xay cà phê đóng gói theo thương hiệu riêng, tư vấn báo giá qua SDT 0942322324
Video video máy say xát cà phê thóc

Thường chúng ta hay nghe đến cà phê nhân, cà phê bột, nhưng ít nghe nhắc đến cà phê thóc. Thật ra, trái cà phê sau khi được phơi khô, sẽ được làm mất đi phần vỏ cơm bên ngoài, chỉ còn lớp vỏ thóc. Để tìm hiểu cà phê thóc là gì, khâu sơ chế và bảo quản đúng cách, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

ca-phe-thoc-la-gi

1. Cà phê thóc là gì và các đặc điểm

Trước đây, người dân canh tác và phơi nguyên trái cà phê chín sau đó thì xay xát ra cà phê nhân. Phương pháp này là sơ chế khô rất đơn giản nhưng công đoạn này rất mất thời gian. Nếu may mắn thời tiết thuận lợi thì thời gian phơi từ 20 – 30 ngày. Còn nếu thời tiết không được tốt thì thời gian phơi khô sẽ bị kéo dài.

Nhưng giờ đây, người dân đã rút tỉa kinh nghiệm. Dùng máy làm mất đi vỏ cơm bên ngoài của hạt cà phê, nên chỉ cần phơi nắng khoảng 3 – 10 ngày là thu hoạch được cà phê thóc.

Nói chính xác, cà phê thóc là phần hạt cà phê đã được loại bỏ lớp vỏ cơm, nhưng vẫn còn lớp vỏ thóc bảo vệ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quy trình sơ chế cà phê nhân.

Bảo quản cà phê thóc rất thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều khi bảo quản cà phê nguyên trái. Vì trọng lượng cafe thóc nhẹ, đỡ tốn diện tích và vận chuyển nhẹ nhàng.

2. Cách bảo quản cà phê thóc là gì?

Bảo quản cà phê thóc rất quan trọng, nếu bà con bảo quản đúng cách, để thu hoạch cà phê thóc chất lượng. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị, chất lượng của cà phê hạt khi tham gia buôn bán khi thành phẩm.

Lưu ý trong quá trình bảo quản:

  • Môi trường có độ ẩm vừa phải phù hợp với điều kiện bảo quản.
  • Nhiệt độ của tổng khối lượng cà phê trong môi trường bảo quản.
  • Mật độ thông thoáng trong không khí của nơi bảo quản phải tốt.

Bảo quản cà phê thóc ở trạng thái khô

Là hình thức phơi nắng cà phê thóc ngoài sân, ngay khi có mưa dù là nhỏ cũng phải che chắn cẩn thận.

Sấy bằng khí nóng, có thể không khí nóng ngoài trời và dùng máy.

Sấy bằng không khô.

Dùng hóa chất hút khô nước bên trong như: CaCL2, H2SO4,…

Bảo quản cà phê thóc ở trạng thái gió

Lợi dụng không gian hở của khối hạt cà phê, dùng quạt không khí khô và mát thổi vào khối hạt nhiều lần. Mục đích của phương pháp này là làm giảm nhiệt độ và độ có trong khối cà phê.

  • Phải quạt đủ lớn toàn bộ khối, để không khí được lan tỏa đều.
  • Đảm bộ đủ lượng không khí khô và mát, để làm giảm độ của khối cà phê thóc.
  • Chỉ nên quạt khi độ ẩm ngoài trời thấp.
  • Nhiệt độ của khối hạt phải cao hơn nhiệt độ không khí ngoài trời.
  • Nhiệt độ của bầu không khí ngoài trời phải luôn thấp hơn nhiệt độ của khối hạt.

Bảo quản cà phê thóc ở trạng thái nhiệt độ thấp

Phương pháp được tiến hành bằng cách quạt không khí lạnh và không khí khô vào tổng khối hạt cà phê. Do cà phê dẫn nhiệt kém, nên không khí lạnh sẽ giữ lại trong khối hạt một thời gian đủ dài.

Điều này giúp hạn chế các hoạt động sống của cà phê, giúp khối hạt được bảo quản lâu hơn.

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta, phương pháp này không phù hợp để ứng dụng. Tuy nhiên, cà phê ở các vùng núi cao vào mùa cuối năm, thời tiết lạnh thì có thể tranh thủ sử dụng kỹ thuật bảo quản này.

Bảo quản cà phê thóc ở trạng thái kín

Phương pháp này còn gọi là bảo quản thiếu không khí O2. Làm cho quá trình hô hấp của các phần tử sống trong cà phê bị chấm dứt, chuyển sang hô hấp hiếu khí. Từ đó, hệ vi sinh và trùng bọ trong khối cà phê được tiêu diệt, giúp bảo quản cà phê được lâu hơn.

quy-trinh-che-bien-ca-phe-thoc

3. Quy trình chế biến cà phê thóc là gì?

Quy trình chế biến cà phê thóc ướt

  • Chọn lọc loại trái xanh, trái khô, loại bỏ tạp trái cà phê.
  • Trái cà phê chín được đưa vào máy xay xát tươi, tách vỏ ra lấy nhân. Còn lại vỏ gọi là cà phê thóc.
  • Sau đó ngâm rửa để loại bỏ lớp nhớt bên ngoài vỏ trấu, nên bỏ còn gọi là phương pháp chế biến ướt.

Cà phê thóc ướt được đem đi phơi sấy cho khô, có độ ẩm dưới 10 – 12% gọi là cà phê thóc sấy khô.

Cà phê thóc khô trải qua quá trình loại bỏ lớp vỏ trấu, đánh bóng kỹ lưỡng để thu hoạch được cà phê nhân. Sau đó, người ta đem phân loại để cho ra đời nhiều loại cà phê từ bình dân, cao cấp, đến thượng hạng.

Quy trình chế biến cà phê thóc khô

  • Trái cà phê khi hái về, không xay xát mà đem ra phơi khô. Chú ý không phơi quá khô, độ ẩm còn khoảng 10 – 13%.
  • Thời gian phơi sau 30 ngày, đưa đi xay xát khô, loại bỏ vỏ trấu. Ta thu được cà phê thóc khô.

Ngoài ra, còn có phương pháp sơ chế nửa ướt, nghĩa là xay xát tươi trái cà phê kết hợp đánh sạch nhớt, đem phơi khô, cuối cùng là rửa sạch hoàn toàn.

Hy vọng những thông tin trên đây, mọi người sẽ hiểu hơn về cà phê thóc là gì. Bà con chú ý bảo quản cà phê thóc và sơ chế đúng cách. Để cho ra đời những sản phẩm cà phê chất lượng, giá trị cao, mang về nhiều lợi nhuận cho người nông dân trồng cà phê.

Chuyên mua bán Cà phê Nhân Xanh - Cà phê rang mộc công nghệ HotAir 132/6 Đường TL-29 Quận 12, TP HCM
    • Xưởng Rang Trà Cafe
    • Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
    • Zalo(Phone): 0942322324
    • Email: tracafelamdong@gmail.com
    • Website: www.rangxaycafe.com
    Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá Trà, Cà Phê Bảo Lộc - Di Linh: Cà phê nhân xanh: Robusta, Arabica, Culi - Cafe hạt rang mộc công nghệ rang HotAir, Cafe cho quán đã tẩm ướp có 2 dòng Pha Máy và Pha Phin, Các loại trà ướp hương pha trà sữa như Trài Lài, Trà Sâm dứa...giao hàng tận nơi.

      Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí


      Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT-Zalo hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




      Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.


      Gợi ý viết yêu cầu: Tư vấn setup Menu quán, máy pha cafe, Gu quán hiện đại, Giá sỉ Cà phê pha phin 100k/kg...