Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 20/2
Giá cà phê trong tuần qua duy trì đà đi lên. So với đầu tuần, các tỉnh thành đã ghi nhận mức tăng tổng cộng 1.300 – 1.400 đồng/kg.
Trong đó, tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh giá lên mức 44.900 đồng/kg, tăng 1.300 đồng/kg. Đây cũng là mức giá thấp nhất ở thời điểm hiện tại.
Cùng tăng 1.300 đồng/kg là tỉnh Đắk Nông với mức giá hiện là 45.500 đồng/kg.
Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum cùng thu mua với mức 45.600 đồng/kg sau khi tăng 1.400 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 1.400 đồng/kg, lên mức 45.700 đồng/kg.
Như vậy, có thể thấy, sau một tuần liên tục tăng, giá cà phê tại nhiều tỉnh trọng điểm đã vượt qua ngưỡng 45.000 đồng/kg.
Biến động giá cà phê trong tuần qua. Đơn vị: đồng/kg. Tổng hợp: Thảo Vy
Theo các báo cáo của New Europe, người trồng cà phê tại nhiều khu vực trên thế giới đang gặp phải một loạt thách thức đáng kể, trong đó phải kể đến việc giá phân bón cao ngất ngưởng – được Bloomberg gọi là “trường hợp khẩn cấp đặc biệt lớn”.
Mấu chốt của vấn đề là nông dân trồng cà phê cần phải trả giá xuất khẩu phân bón trên mức trung bình để tạo ra đất dinh dưỡng cao nhằm tối ưu hóa năng suất hạt cà phê, Global Coffee Report đưa tin.
Điều này khiến nông dân trồng cà phê đang gặp khó khăn về tài chính – đặc biệt là những người trồng quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển như Brazil, Việt Nam và Kenya, sử dụng ít hoặc hoàn toàn không sử dụng phân bón, dẫn đến năng suất cà phê thấp và quy mô trồng trọt nhỏ hơn, kéo theo chất lượng kém hơn cho vụ thu hoạch tiếp theo.
Theo chuyên gia cà phê Albert Scalla từ công ty môi giới hàng hóa StoneX, giá phân bón tăng đột biến chắc chắn ảnh hưởng đến số lượng và tỷ lệ sử dụng trong các trang trại, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2022 khi giá tăng cao đột biến.
Ông cho biết: “Chi phí đã cắt giảm lợi nhuận của các trang trại, ngay cả khi giá cà phê tăng mạnh. Một số nguồn tin cho biết nông dân trồng cà phê đã giảm sử dụng phân bón, điều này chắc chắn sẽ được phản ánh lên sản lượng và năng suất trang trại trong tương lai”.
Ông Scalla đã tận mắt chứng kiến điều này sau khi trở về sau chuyến tham quan các trang trại cà phê ở Brazil vào tháng 12/2022 cùng với các hợp tác xã, nhà nông học và nông dân.
Ông nói, các nhà sản xuất cà phê Brazil đang cần tìm cách giảm thiểu chi phí liên quan đến việc giá phân bón tăng đột biến bằng cách chú ý hơn đến nhu cầu chính xác của các trang trại.
Điều này có nghĩa là họ tiến hành phân tích đất trên diện rộng hơn, chỉ áp dụng liều lượng tối thiểu các chất dinh dưỡng cần thiết và tìm kiếm các chất thay thế như nhiều chất hữu cơ hơn.
Mặc dù Bộ Nông nghiệp Brazil đã có những động thái để đảm bảo có nhiều phân bón hơn trong niên vụ 2021 – 2022 so với những năm trước, song ông Scalla cho biết đây vẫn là thời điểm khó khăn cho nông dân trồng cà phê ở Brazil và các nước khác.
Lý do là nhiều nông dân ở các nước đang phát triển không có tiền để khóa giá và dự trữ nguồn cung cấp phân bón để chống lại sự tăng giá trong tương lai.
Ông Scalla chia sẻ: “Thật không may, phòng ngừa rủi ro giá phân bón vẫn còn là một điều mới lạ trong cộng đồng sản xuất cà phê”.
“Khi giá đạt mức 267 USD/tấn – một trong những mức thấp nhất sau đại dịch, cả nhà sản xuất, hợp tác xã hay tổ chức chính phủ đều không lợi dụng điều này để chốt giá. Kể từ đó, giá đã đạt từ 1.200 USD/tấn đến 1.400 USD/tấn trước khi giảm xuống con số là 650 USD/tấn tính đến ngày 10/12/2022, nhưng vẫn cao hơn gấp đôi so với mức trước đó”.
Ảnh: Thảo Vy
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com