Hình ảnh ủ Vỏ Cà Phê

154 lượt xem
Đánh giá bài viết:
Chuyên cung cấp cà phê nhân xanh các loại Robusta, Arabica xuất khẩu và trong nước vùng nguyên liệu tại Di Linh Lâm Đồng nơi có sản lượng Cà phê nhân xanh đứng thứ 2 Việt Nam, nhận gia công rang xay cà phê đóng gói theo thương hiệu riêng, tư vấn báo giá qua SDT 0942322324

Nhà nông có thể tự ủ các loại phân hữu cơ từ các loại vỏ tại nhà. Vậy ủ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc cần tuân thủ quy trình nào để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Khi sản xuất nông phẩm số lượng nhiều khó tránh khỏi sử dụng thuốc, phân bón hóa học. Chính điều này ít nhiều tác động đến môi trường đất nước không khí và cả sức khỏe con người. Tuy nhiên chúng ta có thể yên tâm khi có giải pháp xuất hiện: thay thế bằng phân ủ hữu cơ làm từ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc. Vậy cách ủ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc có khó không? Nên lưu ý gì khi ủ? Bài viết sau sẽ giải đáp từng thắc mắc cho bà con.

Vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc – nguồn phân vi sinh dồi dào

Nguồn “rác hữu cơ” ở Việt Nam

Việt Nam là đất nước có truyền thống nông nghiệp. Mỗi năm các sản phẩm rác hữu cơ như các loại vỏ, hạt thải ra môi trường khá nhiều như: vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc (đậu phộng/ phụng). Tuy nhiên nếu biết các tận dụng, bà con vừa có thể tiết kiệm được chi phí vừa góp phần bảo vệ môi trường. Đó chính là biến rác hữu cơ thành phân bón vi sinh.

Thành phần chất có trong vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc

Tuy là phần bỏ đi sau mỗi vụ mùa, thế nhưng các loại vỏ kể trên đều mang hàm lượng chất dinh dưỡng cực kỳ cao. Nếu thật sự không biết tận dụng thì quả thật rất lãng phí tài nguyên.

Trong vỏ cà phê

  • Chất hữu cơ 43%
  • Đạm: 2,5%
  • CaO 1, 5%
  • MgO: 0.7%
  • K2O: 3,2 %
  • Ngoài ra còn có chất khác như P2O5, S…
Vỏ Cà Phê Là Nguyên Liệu Tốt Để Ủ Phân Hữu Cơ
Vỏ cà phê là nguyên liệu tốt để ủ phân hữu cơ

Trong vỏ trấu

  • Xenlulo: gần 35%
  • Hemi xen lulo: 22%
  • Lignin: 30%
  • Ngoài ra có có SiO
Vỏ Trấu Chứa Hàm Lượng Dinh Dưỡng Lớn
Vỏ trấu chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn

Trong vỏ lạc

  • Chủ yếu là chất xơ và đạm
  • Ngoài ra còn có Nitơ, Kali, khoáng ….
Vỏ Lạc Ủ Hoai Mục Có Nguồn Khoáng Chất Tốt Cho Cây
Vỏ lạc ủ hoai mục có nguồn khoáng chất tốt cho cây

Lợi ích của việc ủ phân từ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc

Theo các nghiên cứu chỉ ra rõ ràng các loại phân hữu là nguồn nguyên liệu quý mang lại hiệu quả cao so với phân bón thông thường. Có thể dễ dàng liệt kê ra các lợi ích của việc ủ phân từ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc như:

  • Cải thiện chất lượng nguồn đất, tăng độ xốp mịn, phì nhiêu
  • Tăng chất lượng dinh dưỡng cho cây trồng
  • Tiêu thụ được lượng lớn rác hữu cơ lãng phí mỗi năm
  • An toàn với thiên nhiên, bảo vệ môi trường
  • Quy trình ủ khá đơn giản, có thể ủ tại nhà
  • Giảm chi phí phân bón

Ủ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc bằng chế phẩm vi sinh

Tuy có giá trị dinh dưỡng cao nổi bật, nhưng các loại vỏ, hạt nói chung thường mang theo các mầm bệnh. Nếu không xử lý ủ hoai mục để triệt tiêu các mầm mống gây bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến cây trồng. Chính vì vậy, việc ủ hoai mục vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc trước khi đem bón cây là điều hết sức thiết thực.

Ủ bằng loại chế phẩm vi sinh nào

Hơn nữa, các loại vỏ này lại có thời gian phân hủy khá lâu.Trước tình hình đó, bà con nên làm gì để đẩy nhanh quá trình ủ hoai mục. Hãy thử ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm Trichoderma để rút ngắn thời gian nhé.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các chế phẩm có thể sử dụng cho việc ủ phân hữu cơ. Nhưng chế phẩm Trichoderma là loại được sử dụng nhiều nhất. Sở dĩ như vậy bởi chế phẩm Trichoderma có nhiều công dụng:

  • Mang nhiều nhóm vi sinh vật đối kháng có tác dụng ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại cho gốc, rễ. Bón phân hữu có chế phẩm Trichoderma giúp cây tránh được các bệnh về gốc, rễ và nấm gây hại.
  • Cung cấp nhiều dưỡng chất cho cây: Chế phẩm Trichoderma sở hữu nhiều loại khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kích thích tăng trưởng của cây trồng.
  • Rút ngắn thời gian: men Trichoderma cung cấp nguồn vi sinh vật dồi dào giúp thúc đẩy quá trình mục các loại nguyên liệu ủ phân.

Góc chia sẻ: Cách khử mùi hôi rác thải chung cư, bãi rác

Cách ủ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc chi tiết

Đều sử dụng nguyên liệu chủ yếu là vỏ thực vật, kết quả cũng cho ra loại phân hữu cơ. Tuy nhiên mỗi loại vỏ lại có những đặc điểm khác nhau. Thời gian và quy trình ủ bởi vậy mà cũng có sự khác nhau rõ rệt. Vì vậy trong bài viết, chúng tôi xin tách biệt thành 3 loại vỏ để hướng dẫn bà con.

Cách Ủ Vỏ Cà Phê, Vỏ Trấu, Vỏ Lạc Không Khó
Cách ủ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc không khó

Cách ủ vỏ cà phê

  • Nguyên liệu (để có 3 tấn vỏ cà phê ủ hoai thành phẩm)
    • 3 tấn cà phê (tương đương 6m3 )
    • Phân chuồng: 1 – 1, 5 tấn
    • Chế phẩm Trichoderma Bacillus – Đức Bình: 5 gói 200gr
    • Chế phẩm vi sinh EMZEO: 5 gói 200gr
    • Các loại phụ gia: phân lân (100-150kg), Phân ure (30kg)
  • Cách tiến hành
    • Bước 1: Trộn nguyên liệu
      • Chuẩn bị nền ủ bằng xi măng sạch sẽ, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước. (Nếu nền đất nên là nền đất cứng và có phủ lớp nilon – bạt lên trên)
      • Tưới nước lên vỏ cà phê để làm ẩm, dễ hoai mục
      • Lần lượt cho các nguyên liệu (trừ chế phẩm vi sinh Trichoderma) vào phần đất và trộn thật đều.
      • Để yên như thế từ 1-2 tuần
    • Bước 2: Bổ sung Chế phẩm Trichoderma + chế phẩm EMZEO tạo dịch men
      • Pha Chế phẩm Trichoderma + EMZEO với nước sạch vừa đủ.
      • Có thể trộn đều với phần chuẩn bị bước 1 Chế phẩm Trichoderma, nhưng tốt nhất hãy thực hiện theo từng lớp như sau
      • Trải xuống mặt nền lớp hỗn hợp 1 khoảng 20cm, rưới đều phần chế phẩm Chế phẩm Trichoderma.
      • Tiếp tục cho thêm 1 lớp hỗn hợp 1, thêm lớp nước Chế phẩm Trichoderma
      • Lần lượt như thế cho đến hết, ta gọi là hỗn hợp 2
      • Kế đó, tiến hành đảo đều hỗn hợp 2, thêm nước sạch nếu chưa đủ ẩm.
      • Lấy ni lông hoặc bạt trùm hết hỗn hợp ủ, để yên như vậy khoảng 10 ngày.
Ủ Phân Hữu Cơ Nên Thành Từng Đống Và Các Bạt Che Chắn
Ủ phân hữu cơ nên thành từng đống và các bạt che chắn
    • Bước 3: Bổ sung nước cho men hoạt động
      • Sau 10 ngày, hãy dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của hỗn hợp ủ. Chỉ cần đạt 55 – 60 độ C là ổn.
      • Tưới thêm nước để gia tăng sự hoạt động của men.
      • Lấp kín bằng bạt, chèn thêm vật nặng để che kín gió.
      • Để yên như vậy thêm 20 ngày.
    • Bước 4:
      • Sau 20 ngày ủ hoai, nếu thấy có lớp nấm trắng xuất hiện, nhiệt độ tầm 60 đến dưới 70 độ C là được.
      • Thêm nước và đảo trộn hỗn hợp.
      • Tiếp tục phủ kín bằng vải bạt và che kín gió
      • Để như vậy thêm 30 ngày
    • Bước 5: Kết thúc quá trình ủ hoai
      • Sau hơn 3 tháng 10 ngày, giở vải bạt và nghiệm thu .
      • Thành phẩm thành công khi có các dấu hiệu sau
      • Nguyên liệu đã tơi, mềm, mịn

Cách ủ vỏ trấu

  • Nguyên liệu
    • Trấu: 200kg
    • Phân chuồng: 100 kg
    • Chế phẩm Trichoderma Bacillus – Đức Bình: 1 gói 200gr
    • Chế phẩm EMZEO: 1 gói 200gr
    • Mật đường: 600gr
    • Cám gạo: 4kg
    • Thêm cỏ, cây, lá cây, quả…
  • Cách tiến hành
    • Bước 1: Chuẩn bị vị trí ủ
      • Thông thường ủ trấu sẽ ủ trên nền đất là tốt nhất (yêu cầu: đất cứng, tránh nước mưa thấm vào)
      • Hoặc có thể ủ trong thùng, trên nền xi măng hoặc nền đất có trải bạt.
      • Dọn sạch vị trí sẽ tiến hành ủ trấu
    • Bước 2: Trộn đều các nguyên liệu
      • Đầu tiên hãy trộn đều từng nhóm hỗn hợp
      • Nhóm 1: Phân chuồng, vỏ trấu, lá cây…
      • Nhóm 2: pha Chế phẩm Trichoderma + EMZEO với nước sạch
      • Sau khi trộn đều hỗn hợp 1 mới trộn hỗn hợp 2 vào
      • Cuối cùng rưới thêm mật đường và tiếp tục trộn đều
      • Vun hỗn hợp thành đống lớn, che chắn bởi vải bạt, chèn thêm vật nặng.
      • Để yên như vậy khoảng 20 ngày
    • Bước 3: Trộn đều đống trấu ủ
      • Đậy lại và để khoảng 20 ngày tiến hành mở bạt và trộn đều
      • Tưới thêm nước, trộn đều và che bạt lại
    • Bước 4: Trộn đều đống ủ lần 2
      • Sau lần trộn 1 khoảng 10 ngày thì mở bạt và trộn lần 2
      • Tưới thêm nước cho đủ ẩm.
    • Bước 5: Thu hoạch thành phẩm
      • Sau hơn 1 tháng 15 ngày, giở vải bạt và nghiệm thu .
      • Thành phẩm thành công khi có các dấu hiệu sau:
      • Trấu ngả màu nâu đen
      • Có độ mềm, tơi xốp
      • Có cảm giác ấm nóng
      • Mùi giống như mùi giấm ăn.
Chế Phẩm Em Gốc Dạng Bột - Emzeo
Chế phẩm EMZEO – phân giải và khử mùi hôi phế thải hữu cơ, kết hợp với trichoderma bacillus

Cách ủ vỏ lạc

  • Nguyên liệu
    • Vỏ lạc:100kg (có thể giẫm nát, tốt nhất là xay nhuyễn)
    • Chế phẩm Trichoderma Bacillus – Đức Bình: 1 gói 200gr
    • Chế phẩm EMZEO: 1 gói 200gr
    • Nước sạch
    • Mật đường: 1 lít
  • Cách tiến hành
    • Bước 1: Ngâm vỏ lạc

Vì vỏ lạc tương đối khô, cho nên cần làm mềm vỏ lạc trước khi tiến hành ủ. Chỉ cần trộn đều vỏ lạc xay với nước theo tỉ lệ 1-1

    • Bước 2: Trộn chế phẩm
      • Tiếp tục trộn đều vỏ lạc ở bước 1 với mật đường dùng chế phẩm Trichoderma + EMZEO
      • Che chắn đống ủ bằng bạt, để khoảng 1 tuần
    • Bước 3: Đảo xới vỏ lạc.
      • Cứ cách 7 ngày sẽ tiến hành mở bạt và xới đảo đống ủ.
      • Duy trì như thế khoảng 5 lần nữa (tức quá trình ủ kéo dài 45 ngày)
    • Bước 4: Nghiệm thu

Nếu có xuất hiện mùi thơm đặc trưng và lớp nấm mỏng màu trắng bên trong đống ủ là thành công

Phân cho vào bao và bảo quản nơi thoáng mát.

Xem thêm: Cách ủ phân chuồng nhanh hoai và sạch mầm bệnh

Lưu ý gì khi ủ phân bằng vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc.

Không ủ với vôi sống

Trước đây khu ủ phân hữu cơ bà con hay dùng vôi sống để nhanh hoại mục. Thế nhưng chính vôi sống lại mang tính nóng, từ đó tiêu diệt các vi sinh vật giúp hoại mục vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc. Mà cơ chế của sự hoai mục các nguyên liệu lại dựa vào sự hoạt động của vi sinh vật yếm khí. Vì vậy, khi ủ phân bằng chế phẩm Trichoderma, bà con nên lưu ý không bổ sung thêm vôi sống vào quá trình ủ.

Độ ẩm trong không khí

Dù mức độ ẩm ở tình trạng quá nhiều hay quá ít cũng ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ khi độ ẩm quá lớn, hơi nước trong không khí nhiều gây cản trở quá trình hấp thụ oxy của lớp vi sinh vật dưới lớp phân ủ. Còn khi quá khô sẽ làm các vi sinh vật bị triệt tiêu. Vì vi sinh vật chủ yếu hoạt động khi có độ ẩm. Độ ẩm thích hợp nhất nên rơi vào 55 đến 60 độ C.

Nhiệt độ

Nhiệt độ bên trong lẫn bên ngoài đống ủ đều có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của ủ phân hữu cơ. Nhiệt độ quá cao làm chết các vi sinh vật lên men. Ngược lại, nhiệt độ hạ quá thấp sẽ ức chế sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi. Vì vậy, trong quá trình ủ bà con chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ bên trong ổn định từ 50 đến dưới 60 độ C là chuẩn nhất.

Nguồn đạm

Đạm là thức ăn chủ yếu của các vi sinh vật yếm khí. Vì vậy dù là ủ loại vỏ, hạt nào cũng cần có phân chuồng trong khâu chuẩn bị nguyên liệu. Phân chuồng có thể được ủ bằng các loại rác hữu cơ như cơm, thức ăn dư thừa. Nhưng tốt nhất nên sử dụng phân chuồng ủ từ phân heo, bò, gà để gia tăng lượng đạm.

Xem chi tiết: Cách tự làm đạm sinh học bón cây hiệu quả!

Nguyên liệu

Bà con nên nhớ kích thước loại nguyên liệu ủ còn nhỏ thì bề mặt có thể tiếp cận vi sinh vật càng cao. Do vậy ngoài cách nắm cách ủ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc bà con cũng cần tiến hành băm nát. Tốt nhất là xay nhuyễn mịn các loại vỏ, hạt kể trên.

Dùng thêm các chế phẩm EM

Dù là loại phân hữu cơ nhưng khi ủ hàng tháng trời cũng có thể gây nên mùi khó chịu cho bà con. Vì vậy, nếu được hãy sử dụng thêm các chế phẩm vi sinh EM (EMGRO) để thanh lọc mùi hôi. Ngoài ra còn có thể tăng chất dinh dưỡng và nguồn vi sinh vật có lợi.

Mua chế phẩm Trichoderma ở đâu?

Như bà con thấy, trước đây mỗi lần ủ hoai mục phân hữu cơ có thể kéo dài tới gần 1 năm. Vừa mất thời gian, công sức lại vừa lâu có phân để bón cho vụ mùa. Nhưng khi sử dụng chế phẩm thì thời gian rút ngắn chỉ còn dưới 3 tháng hơn (đối với vỏ cà phê) và chỉ hơn 1 tháng đối với ủ bằng vỏ trấu hay vỏ lạc.

Nhưng cũng ở tình hình hiện tại, vấn đề hàng rởm đã không còn quá xa lạ. Từ việc mua gian bán lận đến việc pha trộn lung tung các chế phẩm gốc đã làm mất đi tác dụng của các chế phẩm sinh học. Vì vậy việc lựa chọn được công ty phân phối sản phẩm chính hãng rất cần thiết.

Mua ở trung tâm phân phối chế phẩm sinh học Đức Bình bà con có thể đảm bảo được nguồn chế phẩm Trichoderma tốt nhất. Hơn nữa, trung tâm còn có các đại lý lớn nhỏ trên khắp mọi miền Tổ quốc, bà con có thể thuận tiện mua được chế phẩm Trichoderma hay các chế phẩm sinh học khác mà không cần đi xa.

Website: https://chephamvisinh.vn/

Trichoderma Bacillus Là Loại Chế Phẩm Sinh Học Chứa 2 Nhóm Vi Sinh Vật, Nhóm Trichoderma Và Bacillus Sp
Chế phẩm Trichoderma Bacillus tại công ty TNHH Đức Bình

Chưa cần nói tới các tác dụng sâu xa, chỉ nói riêng tới 2 tác dụng lớn đó là: tiết kiệm chi phí sản xuất và hiệu quả vượt trội. Bà con đã có thể không ngần ngại mà dùng phân hữu cơ thay thế cho phân bón hóa học rồi. Nếu có nhu cầu mua chế phẩm Trichoderma hãy truy cập theo đường dẫn sau chephamvisinh.vn để đặt mua được sản phẩm giá tốt.

Hoặc nếu bà con có bất kỳ vấn đề nào thắc mắc trong quá trình sử dụng chế phẩm sinh học, ủ phân hữu cơ hãy vào trang và liên lạc với trung tâm để được tư vấn thêm. Hy vọng trong tương lai không xa, các chế phẩm sinh học sẽ được dùng phổ biến trong sản xuất, từ đó bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau.

Chuyên mua bán Cà phê Nhân Xanh - Cà phê rang mộc công nghệ HotAir 132/6 Đường TL-29 Quận 12, TP HCM
    • Xưởng Rang Trà Cafe
    • Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
    • Zalo(Phone): 0942322324
    • Email: tracafelamdong@gmail.com
    • Website: www.rangxaycafe.com
    Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá Trà, Cà Phê Bảo Lộc - Di Linh: Cà phê nhân xanh: Robusta, Arabica, Culi - Cafe hạt rang mộc công nghệ rang HotAir, Cafe cho quán đã tẩm ướp có 2 dòng Pha Máy và Pha Phin, Các loại trà ướp hương pha trà sữa như Trài Lài, Trà Sâm dứa...giao hàng tận nơi.

      Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí


      Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT-Zalo hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




      Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.


      Gợi ý viết yêu cầu: Tư vấn setup Menu quán, máy pha cafe, Gu quán hiện đại, Giá sỉ Cà phê pha phin 100k/kg...