Lịch Sử Hình Thành Quán Cà Phê

88 lượt xem
Đánh giá bài viết:
Chuyên cung cấp cà phê nhân xanh các loại Robusta, Arabica xuất khẩu và trong nước vùng nguyên liệu tại Di Linh Lâm Đồng nơi có sản lượng Cà phê nhân xanh đứng thứ 2 Việt Nam, nhận gia công rang xay cà phê đóng gói theo thương hiệu riêng, tư vấn báo giá qua SDT 0942322324

Quán cà phê, qua nhiều khoảng thời gian và không gian, đã từng là một trong những tụ điểm công cộng chính để các thành viên của xã hội gặp gỡ, thảo luận về chính trị, tham gia kinh doanh, theo đuổi nghệ thuật, hoặc đơn giản là chuyện trò kết thân với mọi người. Với vai trò có ý nghĩa văn hóa như vậy, quán cà phê đã trở thành nền tảng cho rất nhiều biến đổi xã hội. Qua nhiều thế kỷ, lối sống và các diễn biến xã hội tại Coffee houses (Cách gọi một quán cà phê vào thế kỷ XVII) đã thay đổi rất nhiều, nhưng đồng thời, có những giá trị gần như không hề mai một.

Lich Su Hinh Thanh Quan Ca Phe
Tranh màu nước của một quán cà phê ở Istanbul, được vẽ bởi Amadeo Preziosi vào khoảng giữa năm 1850 ~ 1882

Thuộc tính cơ bản và giá trị nhất của cà phê là tính kích thích. Đối với một số người quá trình suy nghĩ có thể bắt đầu và kết thúc tại đây. Thật vậy, sự gia tăng mạnh mẽ của các quán cà phê trong thời kỳ khai sáng thúc đẩy bởi sức mạnh của Caffeine.

Theo đó, những ghi chép đầu tiên về việc tiêu thụ cà phê có từ giữa thế kỷ 15 khi các nhà huyền môn Sufi (Ả Rập) bắt đầu sử dụng một loại đồ uống để giúp họ tỉnh táo trong khi cầu nguyện suốt đêm, nó được điều chế bằng cách đun vỏ quả cà phê phơi khô trong nước sôi. Khi người Sufi đi đến Ethiopia họ quan sát thấy được người dân địa phương sử dụng cà phê như thế và mang loại “thảo dược” này băng qua Biển Đỏ đến các khu vực phía nam của bán đảo Ả Rập (ngày nay là một phần của Yemen). Người Ethiopia gọi cách “pha cà phê” này là Buno, nhưng người Sufi đã đặt tên cho nó là Qishr.

Ottoman, và những “Quán cà phê” đầu tiên

Mặc dù vai trò ban đầu của việc tiêu thụ Qishr là trong bối cảnh của các nghi lễ Sufi nhưng nó đã sớm gánh vác một mục đích xã hội to lớn hơn, sau khi các nhà chức trách tôn giáo chính thống phán quyết rằng đây là loại đồ uống không gây say (như rượu) và do đó cho phép người Hồi giáo sử dụng. Ngay sau đó, các quán cà phê trải ra khắp Ả Rập, tạo nên một không gian công cộng thế tục, ở đó mọi người có thể gặp gỡ và giao lưu như những người bình đẳng. Trồng cà phê bắt đầu phát triển ở các vùng núi nội địa Yemen, những hạt cà phê sau đó được vận chuyển qua cảng Mocha, hoặc băng qua đất liền trên những đoàn lạc đà.

Vào thời điểm thức uống đến Constantinople (thủ đô Thổ ​​Nhĩ Kỳ) của Đế chế Ottoman vào những năm 1550, nó đã phát triển đáng kể cả về dạng thức và chức năng. Cà phê được pha chỉ từ hạt cà phê, chứ không phải vỏ quả hay thứ gì khác của cây (có lẽ vì hạt cà phê tỏ ra dễ vận chuyển hơn). Tuy nhiên, phiên bản Ả Rập của thức uống vẫn chủ yếu là đun bằng nước sôi, sử dụng hạt rang nhẹ với đường. Các quán cà phê Thổ Nhĩ Kỳ bấy giờ được ưa chuộng vì phong cách bình đẳng của khách hàng, theo chỗ ngồi & theo thứ tự đến chứ không phải theo thứ hạng tầng lớp.

Ngay cả những khách hàng tương đối nghèo cũng nhận được lòng hiếu khách, vì họ có thể mua cà phê cho bạn đồng hành, qua đó tạo ra một lối sống xã hội và văn hóa tiêu dùng riêng. Tuy nhiên, quán cà phê cũng vấp phải sự phản đối bởi nhiều người đứng đầu xã hội (đáng chú ý nhất là việc hút thuốc lá) dẫn đến một số như tuyên bố như “bất cứ ai mở quán cà phê cũng nên bị treo lên cửa quán”

Vấp phải rào cản Tôn giáo – Chính trị

Vụ chống đối đầu tiên với phong trào quán cà phê được ghi nhận xảy ra ở Mecca năm 1511, khi Khair Beg al-Mimar, một quan chức thế tục nổi tiếng trong chế độ tiền Ottoman, bắt gặp những người đàn ông uống cà phê bên ngoài nhà thờ Hồi giáo và nghi ngờ về việc đó. Các chi tiết của cuộc chống đối không rõ ràng, nhưng ông đã sử dụng các biện minh tôn giáo để ra lệnh chấm dứt tất cả việc bán và tiêu thụ cà phê. Những cuộc đàn áp cà phê sau đó còn xảy ra ở Mecca (một lần nữa), Cairo (nhiều lần), Istanbul và các khu vực khác của Ottoman.

Tuy nhiên, dưới thời của Murad IV – vị vua nổi tiếng độc tài và tàn bạo nhất trong lịch sử đế chế Ottoman – ông đã cho rằng chỉ những kẻ đào ngũ hoặc “vô công rỗi nghề” mới thường lui tới quán cà phê và sử dụng chúng để âm mưu đảo chính. Thêm vào đó, với tư tưởng tôn giáo bảo thủ, chống lại đạo Sufi và các đổi mới xã hội – bao gồm các quán cà phê đang trỗi dậy trong đế chế của ông. Murad IV đã giành quyền kiểm soát bằng cách tử hình bất cứ ai tiêu thụ cà phê, thuốc lá & thuốc phiện trong thành phố (bên ngoài thủ đô, mọi người vẫn có thể buôn bán cà phê). Phải hơn một thập kỷ sau cái chết của Murad IV – việc tiêu thụ cà phê mới nối lại trên thủ đô Constantinople của triều đại Ottoman.

Vào cuối thế kỷ 18, nhiều nơi gặp gỡ thế tục hơn đã xuất hiện, các nhóm bất đồng chính kiến ​​trở nên cố thủ hơn và các quán cà phê không còn là nơi ủ chứa của bất đồng chính kiến. Lệnh cấm đã được dỡ bỏ, mặc dù các nhà cai trị vẫn cài cắm các điệp viên trong đó để theo dõi những cuộc trò chuyện chống chế độ

  • Xem thêm lịch sử cà phê, thế kỷ 16-17; Khởi đầu từ Ethiopia đến Ả Rập

Từ Hoàng triều Osman đến Vương Quốc Anh

Hai chức năng, kích thích tâm sinh lý và “bôi trơn xã hội” của cà phê đã nhanh chóng du nhập vào châu Âu. Cà phê được đưa đến Venice bởi các thương nhân Thổ Nhĩ Kỳ vào những năm 1570, cho đến nửa đầu thế kỷ 17, cà phê hầu như chỉ được cung cấp bởi các bác sĩ, dược sỉ với vai trò như một loại thảo dược. Các bang hội này vẫn giữ quyền kiểm soát thương mại của cà phê đến mức khó mà buôn bán như một mặt hàng cho tiêu dùng gia đình, chứ đừng nói đến việc phục vụ nó như một thức uống đại chúng.

Trong thế kỷ XVII, cà phê đã nhanh chóng bị đồng hóa vào “thị trường y dược” của Vương quốc Anh. Việc sử dụng nó được quảng bá bởi các nhà bào chế thuốc, bác sĩ, nhà bán lẻ và quan trọng nhất là bởi chính người tiêu dùng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Ngay lập tức, người tiêu dùng Anh đã được giới thiệu về cà phê như là một loại thuốc mới và một loại đồ uống mới. Mặc dù được quảng bá như một loại dược phẩm, nhưng cà phê không chỉ giới hạn ở cơ sở y tế mà nó đồng thời trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa đô thị LonDon cũng như một thành phần mới của dược điển Anh thế kỷ XVII – Theo The Social Life of Coffee.

46199412864 1080Da0A02 K
Quán cà phê (Coffee House) ở London, Anh, những năm 1700

Mãi đến những năm 1650, những quán cà phê đầu tiên ở châu Âu mới xuất hiện, và thậm chí sau đó không phải trên đất liền – mà là ở London. Sự kiện này có thể được giải thích tốt nhất thông qua bối cảnh lịch sử:

  • Nội chiến Anh đã dẫn đến chế độ quân chủ bị lật đổ, Nhà vua bị xử tử, nhiều luật lệ truyền thống và phong tục bị xói mòn. Luân Đôn được nới lỏng khỏi sự kiểm soát của chính quyền, điều này cho phép Pasqua Rosee – một người Thổ gốc Mỹ lớn tự lập công việc kinh doanh với một người bản địa khác của thành phố – Christopher Bowman. Họ bắt đầu công việc bán cà phê dạng quầy hàng, và sau đó là trong một quán cà phê. Việc buôn bán nhanh chóng phát triển, duy trì sau sự phục hồi của chế độ quân chủ vào những năm 1660 và một số nỗ lực để dẹp bỏ nó, trước khi đạt đến đỉnh cao vào những năm 1740, khi có hơn 550 quá cà phê được tìm thấy trong thành phố.

Quán cà phê Châu Âu – Thời kỳ tiếp chuyển

Châu Âu cho đến thời điểm này chủ yếu dựa vào đồ uống có cồn yếu để giải khát, nhưng chúng lại chứa đựng các nguy cơ gây ra sự mất kiểm soát. Trong khi đó, Sự có mặt của cà phê, với vai trò là một loại đồ uống không chỉ duy trì trạng thái tỉnh táo mà còn tiếp thêm sinh lực cho não. Những quán cà phê nhanh chóng trở thành nơi gặp gỡ của những thương nhân, những người cần giữ ý thức của họ minh mẩn trong khi họ làm việc tại một quán cà phê – Chính mục đích này đã khơi màu cho sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn.

Những quán cà phê bắt đầu xuất hiện ở những nơi khác ở châu Âu, đáng chú ý là ở các quốc gia Biển Bắc và các nước Liên minh Hanseatic như Amsterdam, Bremen và Hamburg. Ở Paris, các quán cà phê bắt đầu xuất hiện vào những năm 1690. Tuy nhiên, trái ngược với “Coffee House” trong văn hóa hiện đại. Ở bất cứ quán cà phê nào vào thế kỷ 17, người ta có thể tìm thấy rượu vang, bia, với các đồ uống nóng mới như cà phê, sô cô la hoặc trà. Cùng với đồ uống của nó, các quán cà phê cung cấp một nơi để hút thuốc lá – một loại thuốc kỳ lạ khác mà việc tiêu thụ ngày càng phổ biến, hút thuốc là một sự bổ sung tự nhiên để uống cà phê trong suốt thế kỷ XVII.

Nhà văn người Áo Stefan Zweig mô tả quán cà phê Vienna là: Một loại câu lạc bộ dân chủ, mở cửa cho mọi người với một tách cà phê giá rẻ, nơi mọi khách hàng có thể ngồi hàng giờ để nói chuyện, viết lách, chơi bài, thư từ,.. Các quán cà phê của Vienna là bối cảnh của các tác phẩm văn học nổi tiếng, nơi các nhà văn như Peter Altenburg và Karl Kraus làm việc, cũng như nơi cho giới trí thức, các nhà khoa học, chính trị gia và nghệ sĩ như Sigmund Freud, Alfred Adler và Leon Trotsky sẽ dành nhiều giờ. Qua đó, quán cà phê tạo ra một nơi gặp gỡ chung cho mọi người trong xã hội.

49087239508 E6F2F90E95 K
Blue Chai – quán cà phê đầu tiên của Áo, thành lập năm 1686 tại Vienna. Để duy trì sự chính thống, chủ quán sẽ ăn mặc theo khuôn mẫu của người Thổ Nhĩ Kỳ.

Lần đầu tiên quán cà phê xuất hiện chính thức tại Pháp là vào năm 1689 với Café de Procope. Ban đầu người Pháp từ chối cà phê và các hình thức liên quan của nó do vị đắng, giá cao và sự bài xích với Hồi giáo và Ottoman. Landweber lập luận rằng một quá trình phức tạp đã diễn ra, trong đó cà phê đã từng được biến tấu theo “kiểu Pháp” đồng thời được tôn vinh là kỳ lạ. Người Pháp đã thêm sữa vào cà phê, tách rời thức uống từ nguồn gốc Ottoman mạnh mẽ của nó. Đối với các quán cà phê, họ làm cho thêm phần sang trọng với “bàn đá cẩm thạch, gương lớn và đèn chùm lạ mắt”.

Khi Francois Procope (sáng lập Café Procope) qua đời con trai ông đã tiếp quản quán, sau hơn hai thế kỷ cho đến nay bất cứ ai có danh tiếng trong thế giới nghệ thuật, chính trị, khoa học hoặc văn học, đều ghé thăm Café Procope. Trước đó trong thế kỷ 18, nó thường được viếng thăm bởi các nhà triết học Pháp. Từ Voltaire đến Rousseau và bạn của ông như Diderot, Beaumarchais, Balzac, Victor Hugo,.. Tất cả họ thường lui tới đây – cùng với Napoleon Bonaparte, quán cà phê là nơi ra đời các ý tưởng cơ bản của Cách mạng Pháp .

  • Xem thêm lịch sử cà phê, thế kỷ 17-18: Tiếp cận Phương Tây và Mỹ La Tinh

Thức uống cho một Châu Âu tỉnh thức

Khía cạnh dân chủ của quán cà phê cũng là một phần quan trọng trong việc kế thừa các thuộc tính từ văn hóa Trung Đông. Với vai trò như một địa điểm trao đổi tin tức, những người đưa tin thường được chào đón tại quán cà phê. Những tiến bộ và khám phá mới nhất trong các lĩnh vực nghiên cứu còn non trẻ như sinh học, địa lý và khoa học cũng từ đấy mà phát đi. Isaac Newton, là một ví dụ điển hình, ngài đã thành lập Royal Society (Hội Hoàng Gia) – tổ chức khoa học hàng đầu nước Anh (và lâu đời nhất thế giới) từ một quán cà phê.

49084221948 Ab59C5B3F0 K
Những người đàn ông chơi cờ đam tại Café Lamblin ở Palais-Roya, Pháp

Thật dễ dàng để xác định đâu là một quán cà phê là gì vào buổi bình minh của thế kỷ thứ mười tám: Nơi mà mọi người tụ tập để uống cà phê, tìm hiểu về tin tức trong ngày, gặp gỡ các cư dân địa phương và thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm – The Social Life of Coffee

Cà phê mang đến một khởi đầu kích thích nhưng tỉnh táo cho đến thời điểm này đã cho phép nó thay thế bia và rượu như một thức uống sáng suốt được lựa chọn bởi nhiều gia đình tư sản châu Âu. Trong thế kỷ 18 cà phê đã mở rộng vào các lãnh thổ Hà Lan ở Đông Á, đáng chú ý Java và các thuộc địa của Pháp ở Caribbean, Martinique,.. và trên hết, Saint Sebastue (Haiti ngày nay) đã nhanh chóng trở thành nguồn cà phê hàng đầu trên thế giới.

Kết luận

Khi cà phê du nhập vào châu Âu, cụ thể hơn là vào London trong thế kỷ 17, các cuộc trò chuyện, cuộc tụ họp vẫn là trung tâm. Lúc đầu, những quán cà phê chỉ mở cửa cho giới thượng lưu, nhưng vào thế kỷ 18, chúng trở thành nơi tụ tập xã hội và thương mại. Theo thời gian, những không gian cà phê này ngày càng đa dạng và trở nên dễ tiếp cận hơn với cộng đồng. “The Coffee Houses” vẫn là nơi cho phép diễn ra các mối tương tác xã hội ở mọi cấp độ, tính chất kết nối này của cà phê vẫn luôn tiếp tục mở rộng và thay đổi qua các đại diện đương thời như Starbucks của Mỹ hay Fika ở Thụy Điển.

Về cơ bản, đó là một “nơi chốn thứ ba” bên ngoài gia đình và công việc, nơi các đồng nghiệp, tâm giao hoặc bạn bè nắm bắt các vấn đề cá nhân – cộng đồng hoặc đơn giản là như một thói quen hàng ngày. Và mặc dù cà phê có thể được coi là một thức uống xã hội, nó vẫn được thưởng thức bởi từng cá nhân, cho phép bản thân thư giãn hoặc suy ngẫm. Một tính chất mà dường như chỉ tìm thấy ở cà phê.

Nguồn tham khảo:

  • The Craft And Science Of Coffee, by Britta Folmer | Chapter 19: We Consumersd Tastes, Rituals, and Waves / The Pioneering Phase: Uses, Meanings, and Structures
  • The Social Life of Coffee By Brian Cowwan | Part I: Coffee – From Curiosity to Commodity / Coffee and Early Modern Drug Culture
  • www.teamcoffee.weebly.com/ The Social Significance of the Coffeehouse
Chuyên mua bán Cà phê Nhân Xanh - Cà phê rang mộc công nghệ HotAir 132/6 Đường TL-29 Quận 12, TP HCM
    • Xưởng Rang Trà Cafe
    • Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
    • Zalo(Phone): 0942322324
    • Email: tracafelamdong@gmail.com
    • Website: www.rangxaycafe.com
    Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá Trà, Cà Phê Bảo Lộc - Di Linh: Cà phê nhân xanh: Robusta, Arabica, Culi - Cafe hạt rang mộc công nghệ rang HotAir, Cafe cho quán đã tẩm ướp có 2 dòng Pha Máy và Pha Phin, Các loại trà ướp hương pha trà sữa như Trài Lài, Trà Sâm dứa...giao hàng tận nơi.

      Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí


      Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT-Zalo hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




      Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.


      Gợi ý viết yêu cầu: Tư vấn setup Menu quán, máy pha cafe, Gu quán hiện đại, Giá sỉ Cà phê pha phin 100k/kg...