Bạn sắp mở quán cafe cóc nhưng vẫn còn chút hoang mang về kế hoạch kinh doanh và vận hành quán. Trong bài viết này, 20S Factory sẽ cung cấp thêm những kinh nghiệm hữu ích khi mở quán cafe cóc, giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo nhất.
1. Mô hình kinh doanh cà phê cóc
1.1. Cà phê cóc là gì?
Cà phê cóc là mô hình cafe rất phố biến tại Việt Nam, có sự liên hệ chặt chẽ với ẩm thực đường phố khắp các tỉnh thành trong cả nước. Khách hàng chủ yếu của quán cafe cóc thường là người lao động bình dân thích ngồi vỉa hè, bàn ghế thấp để thoải mái nhâm nhi ly cafe yêu thích.
1.2. Các hình thức cà phê cóc phổ biến
- Cafe cóc truyền thống: Đây là mô hình cafe phổ biến tại Hà Nội, TP.HCM, thường tận dụng những ngôi nhà cũ khu công nghiệp, trường học, công sở hoặc các tuyến đường đông người, bán cafe và các loại nước đóng chai. Nhiều quán cafe bán kèm thêm đồ ăn sáng hoặc hướng dương, kẹo lạc cho khách nhâm nhi.
- Cafe xe đẩy: Đây là dạng quán cóc vỉa hè đặt ở chỗ đông người qua lại, dễ dàng di chuyển và có chi phí đầu tư khá thấp, thường là vài triệu. Quán chủ yếu bán các loại cafe cơ bản, nước ngọt và bố trí vài chiếc ghế nhỏ cho khách ngồi.
- Cafe cóc “vintage”: Mô hình quán cafe cóc này lấy cảm hứng từ nhà ở của người Việt thời bao cấp, thoạt nhìn giống một quán cóc với vẻ đẹp đầy hoài niệm. Tuy nhiên, nhờ được decor chỉn chu nên quán có nhiều góc check in và giá đồ uống thực tế sẽ cao hơn giá trong quán cafe cóc truyền thống.
2. Chi phí mở quán cafe cóc
Xem thêm: Tổng quan các chi phí khi mở quán cafe
2.1 Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
Chi phí đầu tiên cần chi trả khi kinh doanh cafe cóc chính là chi phí thuê mặt bằng. Với mô hình kinh doanh này, chủ quán phải tìm được mặt bằng đẹp, gần các cơ quan, văn phòng hoặc mặt đường, khu vực có đông đảo người lao động, khu dân cư để thu hút nhiều khách hàng.
Không gian quán cafe cóc không cần lớn nhưng phía trước cần rộng rãi, thoáng mát, có vỉa hè lớn càng tốt. Bởi khách hàng ngồi cafe cóc thường thích ngồi vỉa hè để ngắm phố xá. Hiện nay, giá thuê mặt bằng diện tích 18 – 20 m2 dao động từ 7 – 8 triệu/tháng.
2.2 Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu cũng chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí mở quán cafe nhỏ như cafe cóc. Thường chi phí mỗi tháng sẽ dao động từ 6 – 8 triệu.
Nguyên vật liệu Giá (dự tính) Cafe hạt từ 7 – 10 kg 2 – 3 triệu Các loại sữa đặc, sữa tươi, sữa không đường 1 – 2 triệu Các loại trà đen, trà lipton, trà ô long (mỗi loại 2 – 3 kg) 600.000 – 800.000 đồng Các loại syrup, mỗi loại 1 chai 500ml 2 – 4 triệu 5 – 10 kg đường 200.000 – 300.000 đồng Các loại hoa quả tươi 1 – 2 triệu Nguyên liệu dùng để trang trí như húng quế, sả, bạc hà,.. 100.000 – 200.000 đồng Tổng 6 – 8 triệu
2.3 Chi phí trang thiết bị cho quán
Chi phí trang thiết bị để chuẩn bị mở quán cafe cóc dao động từ 25-30 triệu.
Trang thiết bị cho quán Giá (dự tính) Máy pha cafe 5 – 7 triệu Các loại phin cafe 500.000 – 600.000 đồng 15 – 20 cái bàn tùy diện tích mặt bằng 4 – 5 triệu 50 – 100 ghế nhựa các loại 3 – 4 triệu Tủ lạnh, tủ mát 6 – 7 triệu Máy ép trái cây, máy xay sinh tố, máy lọc nước,… 3 – 4 triệu Các loại ly cổ cao, cổ lùn, ly thủy tinh, phễu, cốc cafe,… từ 50 – 60 ly 1,5 – 1,2 triệu Uống hút, muỗng, thìa,… 600.000 – 800.000 đồng Bình lắc, bình tạo bọt, hũ lắc,… 400.000 – 600.000 đồng Thùng đá, khay bưng, thùng rác,… 500.000 – 700.000 đồng Tổng 25 – 30 triệu
2.4 Chi phí trang trí quán
Khi mở quán cà phê cóc, chủ quán cần chuẩn bị thêm chi phí trang trí hoặc thiết kế nội thất. Tuy mô hình cafe này không cần decor quá công phu nhưng cũng cần chỉn chu. Khách hàng của quán cafe cóc chủ yếu là người thích sự đời thường và giản dị. Do đó bạn chỉ cần có một quán cafe sạch sẽ, thoải mái là được.
Để tạo điểm nhấn cho quán, bạn có thể trang trí thêm vài chậu cây xanh và bảng hiệu menu để tăng thêm sức hút cho quán. Thông thường, chỉ cần 5 – 7 triệu là đủ để trang trí cho quán cafe cóc thêm đẹp. Nếu có nhu cầu sửa chữa quán, bạn nên đầu tư 3 – 4 triệu nữa là vừa.
Xem thêm:
- 20+ Mẫu thiết kế quán cafe cóc ngoài trời đẹp
- Tổng hợp 15 mẫu thiết kế quán cafe vỉa hè tiết kiệm diện tích
2.5 Chi phí duy trì hoạt động
Để duy trì hoạt động kinh doanh cafe cóc, cần có chi phí duy trì, bao gồm các chi phí hàng tháng như:
- Tiền điện: 2,5 – 3 triệu tùy diện tích mặt bằng
- Tiền nước: 1 – 1,5 triệu đồng
- Tiền internet, truyền hình: 500.000 – 700.000 đồng
- Tiền thuê nhân viên: Chi phí thuê 1 – 2 nhân viên với mức lương 4 – 6 triệu đồng/tháng
- Tiền thưởng, tiền liên hoan, lễ, tết,… cho nhân viên: 2 – 3 triệu đồng
2.6 Chi phí phát sinh
Ngoài các khoản phí kể trên, chủ quán cần dự trù thêm các khoản chi phí phát sinh cho những trường hợp bất đắc dĩ:
- Chi phí sửa chữa đồ đạc: 10 – 15 triệu đồng
- Chi phí dự phòng cho những tháng kinh doanh không có lãi: 30 – 50 triệu đồng
3. Kinh nghiệm mở quán cafe cóc thành công
Xem thêm: Kinh doanh quán cafe cần những gì?
3.1 Có một bản kế hoạch chi tiết
Để mở quán cafe vỉa hè thành công, chủ quán cần có một bảng kế hoạch chi tiết, bao gồm đầy đủ các hạng mục:
- Các thông tin nghiên cứu thị trường đang kinh doanh
- Đối tượng khách hàng mục tiêu, concept chủ đạo mà quán hướng đến
- Thời gian quán dự kiến khai trương
- Lên danh sách tất cả các loại đồ đạc cần mua và chi phí ước tính
- Dự tính doanh thu kỳ vọng và thời điểm hòa vốn
- Điểm khác biệt của quán để tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ
Tùy vào mô hình kinh doanh cafe cóc đơn giản hay phức tạp mà bạn lên kế hoạch mở quán cafe phù hợp để thực hiện theo từng giai đoạn, tránh bị rối khi đi vào triển khai.
3.2 Nghiên cứu thị trường
Một trong những kinh nghiệm mở quán cafe cóc cần lưu ý chính là nghiên cứu thị trường. Khi hiểu rõ khách hàng của mình là ai, gu của họ là gì bạn sẽ có kế hoạch phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ.
Thông thường, cafe cóc hướng đến khách hàng là công nhân, sinh viên, giới trẻ, những người trung tuổi, tài xế,… Tốt nhất bạn nên chọn một nhóm khách hàng chủ yếu để dễ dàng phục vụ.
3.3 Lựa chọn loại hình kinh doanh quán cafe cóc
Hiện nay, mô hình cà phê cóc truyền thống, cafe cóc bóng đá, cafe cóc xe đẩy, cafe cóc vintage,… rất thịnh hành. Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm riêng, dựa trên các đặc điểm này mà bạn chọn mô hình phù hợp. Từ đó có sự chuẩn bị về mặt bằng, tìm hiểu khách hàng và mua nguyên vật liệu, thiết bị.
3.4 Kinh nghiệm chọn địa điểm mở quán cafe cóc
Nên mở quán cóc vỉa hè ở đâu để đông khách? Tốt nhất nên bố trí quán cafe ở vị trí gần các cơ quan, công viên, mặt đường lớn, khu vực công nghiệp, khu dân cư để có nhiều khách hàng. Mặt bằng quán cà phê cóc không cần quá rộng nhưng cần thông thoáng, vỉa hè lớn để khách tiện đậu xe và ngồi ngắm nghía phố xá trong thời gian thưởng thức cafe.
3.5 Xác định số vốn đầu tư cho quán cafe cóc
Dù cafe cóc là mô hình cafe nhỏ nhưng chủ đầu tư cũng cần xác định số vốn ban đầu. Việc chi bao nhiêu tiền cho quán cafe cóc tùy vào ý tưởng và kế hoạch kinh doanh cụ thể của mỗi người. Hiện nay với số vốn 20 – 30 triệu là đủ để mở thuê mặt bằng, mua sắm các loại trang thiết bị và nội thất, nguyên liệu kinh doanh.
Theo kinh nghiệm mở quán cafe cóc của nhiều chủ đầu tư, việc xác định rõ số vốn từ đầu giúp việc kiểm soát các hạng mục chi tiêu một cách sát sao hơn, tránh vung tay quá trán trong đầu tư quán.
3.6 Kinh nghiệm đặt tên cho quán
Dù là một quán cafe nhỏ nhưng cũng cần đặt tên cho quán thật ấn tượng, dễ thương để khách hàng nhớ lâu. Bạn nên chọn tên ngắn, đơn giản, tránh những cái tên dài dòng hay khó đọc. Tùy vào đối tượng khách hàng cụ thể mà bạn chọn một cái tên thật hay và ý nghĩa cho quán cafe cóc của mình.
3.7. Lựa chọn thiết kế, trang trí quán phù hợp với khách hàng phục vụ
Dựa trên đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn thiết kế, trang trí quán sao cho phù hợp nhất. Với quán cafe dành cho người trẻ thì xu hướng vintage với những điểm nhấn hoài niệm, cũ xưa sẽ rất phù hợp. Mô hình cafe này không cần quá nhiều nội thất hay màu sắc, đôi khi chỉ cần vài chậu cây xanh, vài món đồ nhỏ xinh hoặc bảng hiệu ấn tượng là được.
3.8. Chuẩn bị trang thiết bị và nguyên vật liệu
Khi kinh doanh cafe vỉa hè, chủ quán cần chuẩn bị đầy đủ máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để phục vụ kinh doanh. Về thiết bị, bạn cần ưu tiên mua các loại bàn ghế gọn nhẹ, đơn giản. Cuối cùng là mua sắm các loại thiết bị pha chế và nguyên liệu:
- Máy pha cafe, các loại phin pha cafe lớn nhỏ
- Máy ép trái cây, máy xay sinh tố
- Tủ lạnh, tủ mát
- Các chén dĩa, ly, cốc, muỗng
- Các loại cafe hạt, trà, sữa, đường, hoa quả tươi,… để chế biến nên nhiều loại đồ uống
3.9 Sẵn sàng tham gia vào khoá học pha chế
Nếu muốn kinh doanh cafe cóc thành công, chủ quán cần phải học pha chế. Mô hình cafe này chủ yếu bán các món đồ uống đơn giản với giá thành bình dân, pha chế tương đối dễ. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn muốn pha chế “sao cũng được”, cần phải thực sự chỉn chu để phục vụ khách hàng.
Chủ quán có thể học các khóa pha chế ngắn hạn để tạo nên món đồ uống ngon, tạo nên lợi thế khi mở quán cafe cóc cạnh tranh với các quán đối thủ.
3.10 Chất lượng đồ uống
Nếu muốn kinh doanh lâu dài, quán phải chú trọng đến chất lượng đồ uống, đảm bảo mang lại món nước ngon và khác biệt với những quán khác. Đây là cách để khách hàng nhớ đến quán và “ghiền” để trở thành khách hàng trung thành.
Các món đồ uống muốn ngon phải có một công thức pha chế chuẩn chỉnh, người pha chế có tâm và nguyên liệu chất lượng. Do đó, bạn cần phải chú trọng đến các yếu tố này khi kinh doanh quán cafe cóc.
3.11 Lên menu và giá cho quán cafe cóc
Khi kinh doanh quán cóc vỉa hè, chủ quán cần lên menu đồ uống chỉn chu, tập trung vào các loại đồ uống được khách yêu thích nhất. Thông thường, các món cafe đá, cafe sữa, sinh tố trái cây, các loại trà,… là được ưa chuộng nhất. Vì là mô hình cafe cóc nên giá từ 15.000 – 20.000 đồng là hợp lý. Ngoài các loại đồ uống, bạn có thể bán thêm đồ ăn sáng hoặc đồ ăn vặt.
Để có một menu đồ uống chất lượng, hương vị đặc trưng thì chủ quán cần chọn lựa đơn vị cung cấp nguyên vật liệu uy tín, nhất là nguồn cafe hạt.
3.12 Tuyển nhân viên và đào tạo nhân viên
Với mô hình cafe cóc, quán không cần quá nhiều nhân viên, chỉ cần 2 – 4 nhân viên là đủ để phục vụ thực khách. Khi tuyển dụng nhân viên, bạn cần đặt ra một vài tiêu chí về thái độ và sự chuyên nghiệp để mang lại cho khách hàng sự thoải mái nhất.
3.13. Chuẩn bị giấy phép đăng ký kinh doanh
Dù kinh doanh cafe cóc, bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép cần thiết bao gồm: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy đăng ký kinh doanh,… để xuất trình khi có cơ quan chức năng kiểm tra.
3.14 Quảng bá quán cafe
Cuối cùng, để kinh doanh cafe cóc thành công cần phải có các hoạt động quảng bá thông qua các kênh online như Facebook, Instagram, Zalo,… để nhiều người biết đến. Ngoài ra, bạn cũng có thể phát tờ rơi xung quanh khu vực kinh doanh nhằm thu hút đông đảo khách ghé quán.
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh cafe cóc quan trọng mà bạn cần nắm rõ để chuẩn bị thật đầy đủ khi bắt tay vào mở quán cafe cóc. Dù quy mô quán lớn hay nhỏ cũng cần phải có sự đầu tư cẩn trọng, đảm bảo việc kinh doanh suôn sẻ và thuận lợi.
Có thể bạn quan tâm:
- Mở quán cafe container cần bao nhiêu tiền?
- Kinh nghiệm mở mô hình quán cafe sân vườn thành công từ A-Z
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com