Sự làm tổ và phát triển của phôi thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là chất lượng phôi, chất lượng niêm mạc và sự tiếp nhận phôi của niêm mạc. Nếu một trong 3 yếu tố đó có vấn đề, sự làm tổ của phôi sẽ không diễn ra. Như vậy, vai trò của niêm mạc tử cung trong sự làm tổ của phôi là rất lớn. Vạy niêm mạc tử cung như thế nào sẽ dễ có thai? Độ dày và hình thái như thế nào?
Ngày 10/04/2023: Chớ lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Ngày 08/04/2023: Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không?
1. Vai trò của niêm mạc tử cung với khả năng thai
Niêm mạc tử cung là gì?
Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Dưới sự tác động của hormone sinh dục nữ estrogen, lớp niêm mạc tử cung sẽ trở nên dày lên tùy theo từng thời điểm cụ thể trong tháng.
NMTC có cấu tạo gồm 2 phần:
- Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Giai đoạn khi vừa qua kỳ hành kinh: Niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 3 – 4 mm.
Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt (những ngày gần đến thời điểm rụng trứng): Lớp niêm mạc tử cung dày từ 8 – 12 mm.
Giai đoạn sắp sửa hành kinh: Niêm mạc tử cung dày lên tới 12 – 16 mm. Ở giai đoạn này, nếu quá trình thụ thai không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc ra ngoài, tạo thành kinh nguyệt.
Vai trò của niêm mạc tử cung với khả năng mang thai
NMTC được coi như là “mảnh đất” cho phôi thai làm tổ và phát triển.
Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Trong mỗi tháng, dưới ảnh hưởng của các hormone nội tiết tố trong cơ thể, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn. Đây là sự chuẩn bị cho cơ thể nếu diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Lớp NMTC đóng vai trò là nơi cho thai nhi làm tổ. Và là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai trong giai đoạn đầu. Lượng tế bào chất của các tế bào đệm sẽ tăng lên sau khi trứng rụng, các chất béo, glycogen được tích lũy trong tế bào, các mạch máu cung cấp máu cho nội mạc cũng tăng sinh dồi dào hơn. Tất cả là để chuẩn bị cho một quá trình mang thai an toàn, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi phát triển bình thường.
2. Niêm mạc tử cung như thế nào sẽ dễ có thai
Xuất phát từ vai trò quan trọng trong thai kỳ, NMTC phải đạt được những yêu cầu để tạo cơ hội làm tổ cho phôi thai phát triển.
NMTC là lớp trong cùng của tử cung. Độ dày của lớp niêm mạc sẽ có sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Để đủ khả năng làm tổ và phát triển thuận lợi cho thai nhi, NMTC cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Về độ dày: độ dày niêm mạc dễ có thai nhất trong khoảng từ 8-12mm. Dưới 8mm được coi là niêm mạc mỏng và khó đậu thai và trên 14mm rất khó đậu thai
- Về mặt hình thái: niêm mạc tử cung hình 3 lá (hoặc hình hạt cà phê) trên siêu âm thì tỷ lệ có thai là cao nhất. Vì vậy, niêm mạc quá dày hay quá mỏng đều gây bất lợi cho quá trình làm tổ của thai nhi.
Trên đây là những thông tin niêm mạc tử cung như thế nào sẽ dễ có thai? Câu trả lời là độ dày từ 8-12mm là lý tưởng nhất với hình thái 3 lá. Ngoài ra, niêm mạc phải có độ tuổi máu tốt.
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com