Đậu đen là một loại ngũ cốc quen thuộc và được dân gian sử dụng khá nhiều trong một số món ăn cũng như một số bài thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, loại dược liệu này có vị ngọt, tính bình và có tác dụng chữa thận yếu, đau lưng, mụn nhọt, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc.
1. Tên gọi – Phân nhóm
- Tên gọi khác: Đỗ đen, Ô đậu, Hắc đại đậu, Hương xị,…
- Tên khoa học: Cylindrica Skeels (Dolichos catjang Burm. F.)
- Họ: Thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae)
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả: Cây đậu đen là loại cây cỏ sống hằng năm. Thân dài, nhánh nhỏ, màu xanh lục và không có lông tơ. Lá kép, gồm có ba chét lá lớn và kèm theo là những lá nhỏ. Lá mọc so le. Hoa có màu trắng và tím nhạt, màu tím đậm dần khi kéo dọc về cuống lá. Quả dài khoảng 8 – 13 cm, mỗi quả chứa 8 – 10 hạt đậu xếp dọc trong vỏ quả. Hạt nhỏ hình trụ, có màu đen óng.
Phân bố: Cây đậu đen được trồng khá nhiều ở một số các nước thuộc châu Á và châu Phi. Loại cây này đã được tìm thấy khá nhiều ở Việt Nam, rải rác một số tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh ở phía Bắc nước ta.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Sử dụng phần hạt đen của cây đậu đen để làm thuốc hoặc làm lương thực.
Thu hái: Thu hái những phần quả đã già để thu lấy phần hạt đã chuyển sang màu đen. Thời điểm thích hợp để thu hoạch là cuối mùa hạ và đầu mùa thu.
Chế biến: Tách phần quả của cây đậu đen để lấy phần hạt bên trong. Đem những phần hạt đã thu hoạch rửa qua nhiều lần với nước rồi đem phơi nắng cho khô để sử dụng được lâu dài.
Bảo quản: Bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Lưu trữ trong bọc kín hoặc trong hũ thủy tinh để được sử dụng lâu dài.
4. Thành phần hóa học
Đậu đen chứa khá nhiều các loại acid amin, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm:
- Protid
- Lipid
- Glucid
- Tro
- Calcium
- Phosphor
- Sắt
- Caroten
- Vitamin nhóm B như: B1, B2,…
- Vitamin PP
- Lysin
- Metionin
- Tryptophan
- Phenylalanin
- Alanin
- Valin
- Leucin
- Isoleucin
- Arginin
- Histidin
- Stigmasterol
5. Tính vị
Tinh vị của đậu đen thường không ổn định. Tính vị có thể bị thay đổi tùy theo bài thuốc có chứa các vị thuốc phối hợp cùng. Mặt khác, cách bào chế cũng làm thay đổi tính vị của đậu đen. Thông thường, đậu đen có các tính vị sau:
- Vị ngọt, tính bình (theo Biệt ký);
- Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (theo Y lâm soạn yếu).
6. Quy kinh
Dược liệu đậu đen được quy vào những bản kinh sau:
- Thủ thiếu âm kinh (theo Đắc phối bản thảo);
- Kinh Tâm, Tỳ và Thận (theo Bản thảo tái tân);
- Thủ túc thiếu âm, quyết âm kinh (theo Bản thảo toát yếu).
7. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Chưa có báo cáo chính thức.
Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền:
Trong nền y học cổ truyền, đậu đen được sử dụng khá nhiều trong một số bài thuốc với những công dụng sau:
- Trị phong nhiệt (chứng sốt, sợ gió);
- Trị nhức đầu;
- Chữa chứng thiếu máu, cơ thể suy nhược;
- Chữa can thận hư, thận suy;
- Bổ khí, bổ thận;
- Giải độc, thanh nhiệt cơ thể;
- Tăng cường hệ tiêu hóa;
- Hỗ trợ bài tiết;
- Làm đẹp da;
- Phòng ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch.
8. Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Đậu đen được sử dụng dưới dạng nước sắc, bột mịn hoặc sử dụng trong một số món thuốc với cách thực hiện còn tùy thuộc vào từng bài thuốc khác nhau.
Liều dùng: Dùng 20 – 40 gram/ ngày.
9. Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ đậu đen
Đậu đen là một vị thuốc lành tính được nhiều dân gian sử dụng khá nhiều trong một số bài thuốc hoặc một số món ăn. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây và áp dụng điều trị ngay tại nhà:
- Bài thuốc từ đậu đen chữa chứng đau bụng ê ẩm: Đem 50 gram đậu đen sao cho cháy đen rồi đem sắc cùng một lượng rượu phù hợp để dùng. Hoặc có thể sắc đậu đen cùng với nước rồi thêm một ít rượu vào để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa đau nhức mỏi lưng: Đem 200 gram đậu đen ngâm cùng với một lượng rượu phù hợp. Ngâm khoảng 12 tiếng đồng hồ là có thể sử dụng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh liệt dương ở nam giới: Đem một lượng đậu đen vừa đủ sao già rồi ngâm cùng với một lượng rượu vừa đủ để dùng trị bệnh liệt dương.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa chứng liệt dương, di tinh ở nam giới, chứng tay chân yếu, tóc chuyển màu bạc sớm: Đem 50 gram đậu đen nấu chắt lấy nước. Đem phần nước đậu đen chưng cách thủy cùng với 300 gram hà thủ ô đỏ. Sau 2 – 3 giờ đồng hồ chưng cách thủy, vớt phần cái ra đem phơi khô để dùng dần. Mỗi lần sử dụng 5 gram ở dạng bột mịn hoặc sắc cùng với nước để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen trị chóng mặt, tay chân tê chứng hoặc bị trúng giá ở phụ nữ sau khi sinh: Đem 300 gram đậu đen sao cho đến khi bốc khói rồi đem ngâm cùng với 500 ml rượu trắng. Sau 24 giờ đồng hồ là có thể sử dụng. Người bệnh có thể sử dụng để uống kết hợp với việc đắp chăn hoặc sử dụng áo khoác để cho ra mồ hôi.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh đái đường do thận yếu, thận suy: Dùng đậu đen và thiên hoa phấn với liều lượng bằng nhau. Đem hai vị thuốc trên tán nhỏ rồi hoàn thành viên để uống cùng với nước sắc đậu đen.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa phù thũng do thận hư, thận suy: Đem 100 gram đậu đen cùng với 15 gram rễ cỏ tranh nấu cùng với 1000 ml nước lọc. Sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại 500 ml là được. Người bệnh sử dụng để thay thế nước trà.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc thuốc, hoặc bị viêm da lở loét do nhiệt độc: Đem 30 gram đậu đen cùng với 9 gram cam thảo sống sắc cùng với một lượng nước vừa đủ để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen trị chứng hoa mắt, mắt mờ, hay chóng mặt ở người cao tuổi: Dùng đậu đen và mè đen mỗi vị 100 gram. Đem hai vị thuốc trên sao khô rồi tán thành bột mịn sau đó trộn đều hai hỗn hợp bột. Mỗi lần sử dụng 8 gram (tương ứng với 2 thìa cà phê) hòa cùng với một ít nước để dùng. Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh viêm gan mãn tính: Dùng 100 gram đậu đen, đem rửa sạch rồi đem nấu cùng với một lượng nước vừa đủ để lấy phần nước để uống thay cho nước trà.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa chứng ra nhiều mồ hôi do suy nhược cơ thể: Dùng đậu đen và phù tiểu mạch mỗi vị 30 gram cùng với 15 gram đại táo. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ để lấy nước dùng. Hoặc người bệnh có thể sử dụng 60 gram đậu đen và 30 gram hoàng kỳ.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa tiểu ra máu: Dùng đậu đen, đậu xanh cùng với rễ cỏ tranh mỗi vị 30 gram, sắc lấy nước dùng nóng.
- Giải rượu từ bài thuốc đậu đen: Đem một lượng đậu đen rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi đem sắc lấy nước dùng. Dùng phần nước sắc được càng nhiều càng tốt.
- Giải khát, hết khô miệng vào ban đêm từ đậu đen: Chuẩn bị 80 gram đậu đen, 30 gram đường phèn và 1 quả lê. Đem toàn bộ các nguyên liệu đã được chuẩn bị sắc lấy nước để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh phong thấp, thường nhức mỏi đầu gối, táo bón lâu ngày không khỏi: Đem một lượng đậu đen ngâm với nước rồi đem ủ cho mộc mần dài khoảng 3 cm, sau đó đem hạt đậu đen phơi khô. Đem một lượng đậu đen vừa đủ trộn cùng với một ít giấm rồi đem sao vàng, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1 muỗng cà phê cùng với một ít rượu. Mỗi ngày sử dụng khoảng 2 – 3 lần.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, kích ứng da: Đem 50 – 100 gram đậu đen đã sao nhỏ lửa sắc cùng với nước để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa rối loạn tiền đình: Dùng 30 gram đậu đen cùng với 45 gram ngải cứu và 1 quả trứng gà tươi. Đem đậu đen và ngải cứu sắc lấy nước để dùng, đồng thời luộc trứng cho chín. Người bệnh ăn trứng và uống nước sắc.
- Bài thuốc từ hạt đậu đen chữa chứng cao huyết áp: Chuẩn bị 50 gram đậu đen, 30 gram hạ khô thảo cùng với 20 gram đường trắng. Đem nước sắc hạ khô thảo ninh với hạt đậu đen cho chín nhừ và sử dụng khi còn nóng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bại liệt nửa người do di chứng tai biến mạch máu não: Đem 100 gram cùng với 15 gram độc hoạt vào trong nồi để sắc lấy nước cô đặc, sau đó hòa cùng với một ít rượu gạo để uống.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh trĩ ra máu: Lấy một ít bồ kết sắc lấy một ít nước rồi dùng phần nước tẩm một ít đậu đen. Sau đó, đem đậu đen sao vàng, tách bỏ phần vỏ rồi tán thành bột mịn. Cho một ít mỡ heo để hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô và cất trữ trong hũ kín để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 30 viên uống cùng với nước gạo tần mễ.
10. Những món thuốc từ đậu đen
Đậu đen có thể kết hợp cùng với các nguyên liệu khác để chế biến thành các món thuốc. Ngoài công dụng cải thiện bệnh lý, những món thuốc từ đậu đen còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng sự lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Bạn cũng có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:
- Thịt bò hầm ngũ đậu trị suy nhược cơ thể, thiếu máu, tỳ dương hư, giúp bồi bổ cơ thể: Chuẩn bị 150 gram thịt bò cùng với hỗn hợp đậu mỗi vị 60 gram bao gồm: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván, đậu nành. Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem hỗn hợp đậu ninh cho nhừ rồi tiếp tục cho thịt bò vào nấu cùng. Nêm nếm một ít gia vị rồi tắt bếp và có thể sử dụng. Nên sử dụng khi thức ăn còn nóng.
- Đậu đen hầm thịt lợn cho các đối tượng suy nhược cơ thể: Chuẩn bị 500 gram đậu đen bỏ vỏ, 100 gram thịt lợn cùng với một ít các nguyên liệu khác như: muối, mì chính, bột ướt, mỡ lợn. Đem toàn bộ nguyên liệu làm sạch rồi nấu chín nhừ. Nên dùng khi món thuốc còn đủ nóng.
- Đậu đen tiềm cật heo có tác dụng bổ thận, trị chứng thận nhiệt nóng, các chứng nhức mỏi lưng, đầu gối, da khô, ù tai, hoa mắt: Chuẩn bị 50 gram đậu đen lòng xanh, 200 gram cật heo, 100 gram thăn heo, 50 gram tủy xương sống heo cùng với các loại gia vị vừa đủ. Trước khi chế biến, đậu đen cần được ngâm với nước sôi và 20 gram muối. Nấu toàn bộ nguyên liệu cho chín nhừ và sử dụng khi còn nóng.
11. Một số lưu ý khi sử dụng đậu đen
Đậu đen là một vị thuốc lành tính, tuy nhiên không phải vì thế là bạn có thể sử dụng một cách lạm dụng. Để tránh tình trạng gặp phải một số triệu chứng ngoài ý muốn, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Không sử dụng các bài thuốc từ đậu đen cho các đối tượng quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này;
- Tuyệt đối không được sử dụng đồng thời đậu đen và thịt bò. Bởi thịt bò là thực phẩm giàu chất xơ, nếu được sử dụng đồng thời với đậu đen sẽ làm giảm tác dụng một cách nghiêm trọng. Do vậy, bạn nên sử dụng hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ;
- Không sử dụng đậu đen cùng với sữa, rau bina, đậu thầu dầu, ngũ sâm,…
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không được sử dụng nước đậu đen. Các nhóm tuổi còn lại cần cân nhắc trước khi sử dụng;
- Các đối tượng bị viêm đại tràng, tỳ vị hư, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy hay hệ tiêu hóa kém thì không nên sử dụng bài thuốc từ đậu đen,
Trên đây là những thông tin về dược liệu đậu đen và một số bài thuốc chữa bệnh hay từ dược liệu này. Bạn đọc có thể tham khảo vào ghi chú để sử dụng chữa bệnh cho bản thân và những người thân yêu. Tuy nhiên, những công dụng của đậu đen chưa được nền y học hiện đại ghi nhận. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng.
Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com