Giá trị dinh dưỡng của đậu đen
Đậu đen hay còn gọi là hắc đại đậu, ô đậu… là một trong những loại ngũ cốc rất quen thuộc. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì đậu đen có chứa hàm lượng co protein 24,4 g%, lipid 1,7 g%, glucid 53,3 g% và rất nhiều axit amin thiết yếu.
Trong đậu đen có chứa nhiều vitamin quan trọng nhưvitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg, canxi, sắt, magie, mangan và các chất chống oxy hóa.

Đậu đen mọc mầm có ăn được không? Đậu đen có nhiều công dụng thanh lọc cơ thể, phòng chống ung thư…
Với những thành phần dinh dưỡng trên, đậu đên còn được biết đến là thực phầm giúp ngăn ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe như giúp bổ thận, bổ máu và có tác dụng làm sáng mắt.
Nước đỗ đen còn rất tốt trong thận yếu, lưng eo nhức mỏi, mắt sưng phù, phong tê thấp hay các bệnh lở loét. Phụ nữ dùng đỗ đen rất tốt cho việc làm sáng da, mịn da.
Thành phần chất xơ hòa tan trong nước của đậu đen có tác dụng làm tăng nhu động mạch, chống táo bón, chống kết dính nhiều loại độc tố để thải ra ngoài. Bên cạnh đó đỗ den có rất tốt cho những bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường và làm chậm quá trình lão hóa…
Đậu đen lên mầm có ăn được không?
Vào thời tiết nắng nóng, đỗ đen thường được dùng để nấu nước thay cho nước uống hàng ngày. Và đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ghi nhận việc ăn đậu đen lên mầm có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc ăn nhiều đậu đen sẽ không tốt.
Tuy vậy mà bạn không nên quá làm dụng đậu đen mà làm mất cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt với những người bị hư hàn, chân tay lạnh lại càng không nên ăn nhiều đậu đen bởi có thể khiến bệnh thêm nặng. Nguyên nhân là do đậu đen có tính mát nên không tính hợp với những người hư hàn.

Đậu đen mọc mầm có ăn được không? Đậu đen mọc mầm có thể tăng hàm lượng chất dinh dưỡng lên gấp đôi
Theo như nghiên cứu thì đậu đen nảy mầm sẽ làm tăng tỉ lệ dinh dưỡng lên gấp đôi. Bởi vậy mà trước khi chế biến đậu, người ta thường ngâm đậu vào nước. Việc này không chỉ giúp hạt đậu nở mềm hơn mà còn cho hạt đậu ở trạng thái nảy mầm.
Đậu đen cũng như một số loại rau mầm khác có chứa nhiều vitamin thiết yếu, amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Nhờ giàu vitamin mà đậu đen mọc mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn. Nguồn vitamin E dồi dào trong đậu đen còn giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn.
Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp người ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ, chuyển hoá các chất phức tạp. Theo nghiên cứu của một số nhà dinh dưỡng, đậu đen thích hợp cho các chế độ ăn kiêng và còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ ung thư.
Như vậy ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm mà còn có thể tăng nhiều dưỡng chất hơn.
Một số bài thuốc từ đậu đen
– Thanh lọc cơ thể: Bạn dùng 20-40g đậu đen để nấu nước uống mỗi ngày. Kèm thêm chút gừng để kích thích vị giác sẽ giúp thanh lọc cơ thể.
– Giải rượu, chữa nhức xương: Mỗi tháng bạn thực hiện 2 lần nấu đậu đen với nước dừa xiêm để uống. Bài thuốc này không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp giải rượu, chữa nghiện rượu rất tốt.
– Đối với người đau nhức xương, chỉ cần dùng 200g đậu đen sao vàng rồi ngâm rượu, uống cách 2 ngày 1 chén nhỏ điều độ để chữa đau nhức xương.

Đậu đen mọc mầm có ăn được không? đậu đen được dùng để chữa bệnh rất tốt
– Chữa tiểu dắt, táo bón: Ninh nhừ đậu đen với tỏi dập dập và uống nước này vào mỗi buổi sáng. Uống liên tiếp 15 ngày để thanh lọc cơ thể giảm táo bón, tiểu dắt.
– Chữa chân tay mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: lây 50g đậu đen chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2-3 giờ.
– Chữa đau đầu: Sao 3 phần đậu đen cho tới khi có khói rồi ngâm vào 5 phần rượu trong 7 ngày (đậy nắp kín) rồi sau đó đem ra uống để chữa chứng đau đầu.
– Chữa mất ngủ: ùng đậu đen rang nóng rồi cho vào một vỏ gối màu đen đem kê đầu, khi nguội lại thay lượt đậu đen khác.
– Chữa các chứng bệnh hậu sản: sao cháy 1500g đậu đen rồi ngâm với 1000ml rượu trắng trong 1 tháng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml.
– Chữa rối loạn tiền đình: Đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc trứng chín ăn cùng nước thuốc sắc từ đậu đen và ngải cứu.
– Chữa liệt dương, giảm khả năng tình dục, tai ù tai điếc do thận hư: Đậu đen 60g, thịt chó 500g, ninh nhừ làm thức ăn hàng ngày.
– Chữa thủy thũng do thận hư: Đậu đen 150g, ý dĩ 30g, đãi sạch, ninh bằng nồi đất trong 60 phút, chia ăn vài lần trong ngày.
– Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: Đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống.
– Kinh nguyệt không đều: Đậu đen 50g sao cháy, tô mộc 12g, sắc uống.
– Động thai đau bụng: Đậu đen 50g, sắc lấy nước pha thêm một chút rượu vang uống.
– Chữa cao huyết áp: Đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Đem sắc hạ khô thảo lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.
– Chữa đái đường: Đậu đen 30g, hoàng tinh 30g, mật ong 10g, ninh nhừ ăn hàng ngày.
– Chữa ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: Đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.
Qua bài viết hy vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc ăn đỗ đen lên mầm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
-
Tác dụng của rượu đậu đen
-
Thành phần dinh dưỡng của đậu đen
-
Cách trị tóc bạc sớm bằng đậu đen
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com