Kiến thức
18 Tháng Năm, 2023
F&B là ngành năng động và có tiềm năng phát triển bậc nhất hiện nay. Tính đến cuối năm 2022, báo cáo ngành F&B đã ghi nhận 338.600 nhà hàng / quán cà phê tại Việt Nam. Trong đó, Cafeteria là một trong những mô hình được quan tâm hàng đầu. Vậy Cafeteria là gì? Đặc điểm của mô hình kinh doanh này như thế nào? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Cafeteria là gì?
Cafeteria là một trong các thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực F&B. Trong từ điển, Cafeteria có nghĩa là khu vực ăn uống trong nhà hàng, cafe, khách sạn, trường học hay trung tâm thương mại. Tại đó, khách hàng có thể tự phục vụ mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên nhà hàng.
Ở Việt Nam, Cafeteria được biết đến như mô hình quán ăn tự phục vụ, mang phong cách kết hợp giữa không gian độc đáo của quán cafe và đặc trưng phục vụ của nhà hàng buffet. Khi khách hàng đến Cafeteria sẽ được tự lựa chọn đồ ăn nhẹ và thức uống được bày trên bàn dài. Sau đó, khách hàng sẽ tiến hành thanh toán ở quầy thu ngân và lựa chọn không gian để thưởng thức cùng bạn bè, người thân.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… mô hình quán ăn tự phục vụ đã quá quen thuộc với thực khách. Tuy nhiên, thị trường F&B Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ với Cafeteria. Đây được xem là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư, kinh doanh khai thác tiềm năng của mô hình này và đem về lợi nhuận cho mình.
Xem thêm: Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn là đủ?
Các đặc điểm của mô hình nhà hàng tự phục vụ
Mô hình nhà hàng tự phục vụ được đông đảo thực khách bởi các đặc điểm sau đây:
Không gian rộng rãi, thoáng đãng
Mô hình Cafeteria thường có không gian mở, diện tích rộng rãi, thoáng mát và được chia thành nhiều khu vực khác nhau như quầy thức ăn, đồ uống, quầy thanh toán, khu vực ăn uống cho khách hàng. Bên cạnh đó, quán ăn tự phục vụ cũng sẽ có một bảng hướng dẫn chi tiết giúp khách hàng dễ dàng thực hiện quy trình tự phục vụ tại Cafeteria.
Menu đồ ăn đa dạng, phong phú
Quán ăn tự phục vụ có thể mang đến cho thực khách nhiều sự lựa chọn về đồ ăn, thức uống, đồ ăn vặt và đồ tráng miệng. Thực đơn ở đây được thiết kế đơn giản, đa phần là các món ăn nhẹ, đóng hộp sẵn hoặc các đồ uống dễ pha chế như gà rán, bánh mì sandwich, cơm đóng hộp, trái cây đóng hộp, bánh mì ngọt, mì ý, nước ngọt đóng chai, cafe pha sẵn,…
Dụng cụ ăn uống gọn nhẹ
Vì là cửa hàng tự phục vụ nên mô hình Cafeteria ưu tiên sử dụng những dụng cụ ăn uống đơn gọn nhẹ, dễ dùng, chỉ sử dụng một lần như ly giấy, đĩa nhựa, muỗng đũa dùng một lần,… Sau khi ăn xong, khách hàng được khuyến khích dọn dẹp lại bàn của mình và đem tất cả dụng cụ đã sử dụng bỏ vào thùng rác.
Đối tượng khách hàng của Cafeteria
Đối tượng khách hàng tiềm năng của quán ăn tự phục vụ thường là những thực khách trẻ, có lối sống năng động, đặc biệt là dân văn phòng và học sinh sinh viên. Họ yêu thích khám phá, tìm tòi những điều mới mẻ và sẵn sàng trải nghiệm những thứ họ cho là thú vị.
Trải nghiệm tự phục vụ tại quán
Hoạt động tự phục vụ tại quán đôi lúc sẽ làm cho thực khách lần đầu ghé cảm thấy không quen. Tuy nhiên, khi đã dần quen thuộc, bạn sẽ nhận ra mô hình này rất thú vị vì có thể chủ động làm nhiều việc như lựa chọn món mình thích, tự bưng món ăn ra bàn, tự dọn dẹp sau khi ăn xong,… Điều này sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn như đang thưởng thức bữa ăn trong chính ngôi nhà của mình.
Tiết kiệm chi phí quản lý, thuê nhân viên
Tương tự như buffet, hầu hết mọi công đoạn trong quy trình phục vụ đều được tự tay khách hàng thực hiện mà không cần sự giúp đỡ của nhân viên. Do đó, mô hình Cafeteria thường cần rất ít nhân sự, chủ yếu để xử lý những vấn đề khẩn cấp phát sinh trong suốt hành trình trải nghiệm của khách hàng. Có thể thấy, khi kinh doanh Cafeteria, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
Tạo nên nét văn hóa lịch sự
Với những điểm đặc thù của mô hình quán ăn tự phục vụ, bạn sẽ phần nào định hướng hành vi, ý thức ăn uống khi trải nghiệm tại cửa hàng của mình. Góp phần tạo nên một nét văn hóa thông minh, lịch sự tại Việt Nam.
Cách phân biệt Cafeteria với các mô hình khác trong ngành F&B
Dù có những nét tương đồng với mô hình kinh doanh nhà hàng hay buffet nhưng nhìn chung Cafeteria vẫn có những điểm khác biệt.
So với nhà hàng
Đối với mô hình nhà hàng, hầu hết chủ kinh doanh cần đầu tư cả về không gian, phong cách trang trí, bố cục bàn ghế, thiết bị, quy trình phục vụ của nhân viên,… Tất cả những điều này phải được chuẩn bị một cách chỉn chu, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo đem lại cho thực khách những trải nghiệm tốt nhất tại nhà hàng.
Trong quy trình trải nghiệm ăn uống tại nhà hàng, sau khi thưởng thức xong món ăn, thực khách mới tiến hành thanh toán hóa đơn.
So với nhà hàng buffet
Đối với nhà hàng buffet, thực khách hàng bắt buộc phải mua vé cố định trước khi thực hiện quá trình dùng bữa. Sau đó, bạn có thể tùy ý lựa chọn không giới hạn tất cả các món ăn thức uống hiện có trong nhà hàng từ món khai vị, món chính, món chay, tráng miệng, đồ uống các loại,…
Trong khi đó, với Cafeteria, bạn bắt buộc phải thanh toán trước khi dùng bữa và số lượng món ăn tùy thuộc vào số tiền bạn đã thanh toán tại quầy thu ngân. Đồng thời, các món ăn cũng không đa dạng như trải nghiệm ở nhà hàng hay buffet.
Tham khảo thêm: Tổng hợp các mô hình kinh doanh nhà hàng Buffet lợi nhuận cao
Những lưu ý khi để kinh doanh mô hình Cafeteria thành công
Mỗi mô hình kinh doanh trong ngành F&B đều có đặc thù riêng, đòi hỏi bạn cần hiểu rõ để xây dựng lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Sau đây, hãy cùng GoSELL tìm hiểu về một số điều cần lưu ý khi kinh doanh nhà hàng tự phục nhé.
Đặt bảng hướng dẫn cho thực khách
Tại Cafeteria, tất cả các bước trong quy trình ăn uống đều được thực hiện bởi khách hàng. Do đó, khi mới ghé quán lần đầu, sẽ có một số thực khách chưa quen và không biết làm thế nào để chọn món hoặc thanh toán. Do đó, hãy đặt một bảng hướng dẫn thật chi tiết, tại nơi dễ nhìn thấy và thực khách có thể dựa theo thông tin được cung cấp để tự trải nghiệm cảm giác mới lạ này.
Giữ cho không gian yên tĩnh
Đa phần, khách đến quán ăn tự phục vụ thường chú trọng đến sự yên tĩnh, thoải mái. Do đó, bạn cần đặt một vài nội quy tại cửa hàng tự phục vụ của mình như đi nhẹ nói khẽ, không làm phiền người khác, lịch sự trong cách ứng xử, không đem thú cưng và thức ăn ngoài vào quán,…
Đơn giản hóa quy trình tự phục vụ
Một điểm mà khách hàng rất yêu thích ở Cafeteria đó là sự nhanh chóng và tiện lợi. Vì thế, hãy điểm bảo menu cần đơn giản, dễ lấy và dễ dàng mang đi bất cứ lúc nào. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các dụng như ly, muỗng, đũa, dĩa,… để khách hàng có thể thao tác nhanh hơn.
Chú trọng trong khâu thiết kế quán
Như đã đề cập ở trên, đối tượng khách hàng tiềm năng của quán ăn tự phục vụ là những người trẻ tuổi. Do đó, khi thiết kế quán, bạn nên lựa chọn phong cách trẻ trung, hiện đại nhưng không kém phần mới mẻ, trang nhã để gây ấn tượng với thực khách.
Bố trí nhân viên hợp lý
Mặc dù khi kinh doanh Cafeteria, bạn không cần thiết thuê quá nhiều nhân viên phục vụ. Tuy nhiên, hãy ước tính số người tối thiểu để bố trí nhân viên hướng dẫn khách hàng tại khu vực ăn uống hoặc tại quầy thu ngân để hướng dẫn khách hàng tự order chọn món và thanh toán.
Ứng dụng công nghệ vào quản lý bán hàng
Việc ứng dụng công nghệ trong ngành F&B là xu hướng tất yếu, đặc biệt khi quá trình chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Và đương nhiên, Cafeteria cũng không nằm ngoài điều đó. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn tối ưu hóa quy trình phục vụ, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Nhờ đó, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, GoF&B được cho là sản phẩm tiện ích và toàn diện nhất.
Tối ưu hóa quy trình quản lý quán ăn tự phục vụ với phần mềm GoF&B
GoF&B là một sản phẩm hoàn toàn mới của GoSELL, được ra đời nhằm cung cấp cho người dùng mô hình quản lý tích hợp tất cả kênh quản lý trong một về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và đồ uống. Với GoF&B, bạn có thể dễ dàng:
Tiếp cận tối đa thực khách đa kênh đa nền tảng
- Tạo dựng quy trình lên đơn chuyên nghiệp và chuẩn xác ngay tại quầy, cho phép quản lý theo bàn, khu vực để dễ dàng thêm mới bàn và quản lý tình trạng bàn, khu vực.
- Thiết kế Website đặt món nhanh chóng và tiện lợi, mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng với hàng loạt những tính năng ưu việt.
- Xây dựng App order món ăn, cho phép khách hàng chủ động gọi thêm / xóa / sửa món tại bàn thông qua ứng dụng bằng cách quét mã order.
- Thiết kế app bán hàng mang đậm dấu ấn thương hiệu với giao diện trực quan, cho phép khách hàng tự lên đơn ngay trên điện thoại dễ dàng.
Đồng bộ quản lý nhanh chóng và chính xác giúp tối ưu hiệu quả bán hàng mang đến tối đa tiện lợi cho người sử dụng
- Quản lý đơn hàng từ nhiều kênh bán hàng, giúp người bán dễ dàng theo dõi, hạn chế tối đa sai sót.
- Quản lý tồn kho nguyên vật liệu mỗi ngày nhằm tạo sự chủ động hơn trong việc nhập hàng.
- Quản lý đầy đủ thông tin khách hàng đa kênh nhằm thực hiện các kế hoạch chăm sóc khách hàng phù hợp.
- Dễ dàng theo dõi được tình hình kinh doanh của các cửa hàng, chi nhánh và nhân viên của mình mà không cần phải có mặt tại cửa hàng.
- Xây dựng các chương trình Marketing hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng (tích điểm thành viên, khách hàng thân thiết, flash sale…).
- Phân tích – báo cáo bán hàng một cách trực quan và chính xác, giúp bạn đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Kết luận
Mô hình Cafeteria tuy còn khá mới lạ tại Việt Nam nhưng được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Đặc biệt, chính vì còn mới nên bạn sẽ có ít đối thủ cạnh tranh hơn, đồng nghĩa với khả năng thành công sẽ cao hơn. GoSELL hy vọng thông qua bài viết trên, bạn sẽ có những kiến thức nhất định để lên ý tưởng triển khai mô hình quán ăn tự phục vụ. Chúc bạn thành công!
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com