Chế độ lương, thưởng cho nhân viên khi kinh doanh F&B cũng rất quan trọng. Đây là yếu tố giúp nhà hàng, quán cafe giảm thiểu biến động nhân sự, nâng cao chất lượng dịch vụ nếu có chế độ đãi ngộ tốt với nhân viên và giúp nhân viên gắn bó lâu dài với cửa hàng. Vậy làm thế nào để tính lương vừa túi tiền với cả chủ quán và nhân viên? Theo dõi ngay bài viết dưới đây!
Tại sao cần tính lương thưởng cho nhân viên theo mặt bằng chung hợp lý?
Chế độ lương, thưởng là điều kiện rõ nhất để quyền lợi của người lao động được đảm bảo. Có chính sách lương thưởng rõ ràng, hợp lý sẽ giúp nhân viên gắn bó lâu dài và có động lực làm việc hơn.
Đối với chủ cơ sở kinh doanh, chế độ lương thưởng là bắt buộc phải có, là cơ sở để tạo ra sự thống nhất và ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, mức lương hấp dẫn cũng là yếu tố để thu hút và giữ chân nhân tài, cùng bạn phát triển và vận hành kinh doanh. Chủ quán cũng cần khảo sát mức lương của các vị trí trong nhà hàng, quán ăn, quán cafe khu vực xung quanh để đưa ra chi phí lương phù hợp với mặt bằng chung, tạo vị thế cạnh tranh và thu hút người lao động. Đưa ra mức lương quá thấp rất khó để tuyển được nhân viên có kinh nghiệm tốt. Đưa ra mức lương quá cao so với mặt bằng chung chủ quán sẽ mất nhiều chi phí trả lương hàng tháng ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.
Đối với người lao động, nhân viên các quán cafe, trà sữa hầu hết là các bạn trẻ, sinh viên nên mức lương không quá cao, nhưng bù lại thời gian làm việc linh động giúp các bạn có thể cân đối giữa việc học tập và có thêm thu nhập. Chủ quán cần xem xét kinh nghiệm làm việc và thái độ làm việc của từng vị trí để chi trả mức lương phù hợp.
Bạn có biết: KiotViet vừa ra mắt phiên bản KiotViet hoàn toàn mới dành riêng cho nhà hàng, cafe, quán ăn
Xem thêm: Ra mắt phiên bản phần mềm KiotViet hoàn toàn mới. Công nghệ khác biệt – Trải nghiệm mượt mà
Một số tiêu chí cơ bản để tính lương cho nhân viên
Kinh nghiệm làm việc
Tùy từng vị trí cụ thể mà chủ quán có thể tính lương dựa theo kinh nghiệm làm việc. Vị trí đầu bếp, pha chế là những vị trí cần có kinh nghiệm để có thể nắm bắt công việc nhanh chóng và vận hành kinh doanh thuận lợi. Thông thường vị trí này sẽ có mức lương cao hơn các vị trí còn lại. Một vị trí cũng rất quan trọng và đòi hỏi kinh nghiệm cũng như năng lực làm việc tương đối vững đó là vị trí quản lý. Vị trí này cần người có năng lực quản lý, tố chất của người lãnh đạo, nắm bắt được quy trình vận hành của quán giúp kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh. Đối với các vị trí như phục vụ, thu ngân thường không yêu cầu kinh nghiệm và sẽ được đào tạo khi nhận việc, điều đó đồng nghĩa với việc mức lương chi trả cho vị trí này sẽ thấp hơn và yêu cầu nhiều hơn về thái độ làm việc.
Địa điểm làm việc
Tiêu chí tiếp theo để tính lương cho nhân viên đó là dựa theo địa điểm làm việc. Ở các thành phố lớn, mức lương của nhân viên nhà hàng, quán ăn sẽ cao hơn do quy mô lớn hơn, mức sống cao hơn so với các hàng quán ở các tỉnh lân cận. Thông thường, các bạn nhân viên cũng hay lên thành phố lớn để tìm việc, sinh viên đi làm thêm,…nên dễ tìm nhân viên và mức lương cũng ổn định và cao hơn. Thương hiệu Với một số quán đã có thương hiệu, việc tuyển dụng cũng diễn ra rất khắt khe theo tiêu chí riêng của từng vị trí. Tất nhiên mặt bằng chung lương cũng cao hơn các quán khác. Bên cạnh đó nhân viên sẽ được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hơn.
Thời gian làm việc
Thông thường, các nhà hàng, quán ăn, quán cafe sẽ chia ca làm việc để đảm bảo sắp xếp nhân viên linh hoạt, phù hợp với các bạn sinh viên muốn đi làm part time. Mức lương theo ca sẽ được tính theo giờ và nhân với số giờ làm việc trong tháng. Còn mức lương full time sẽ được tính theo lương cố định hàng tháng tuy theo thỏa thuận giữa chủ cửa hàng và nhân viên.
Mặt bằng chung mức lương của nhân viên nhà hàng, quán cafe hiện nay
Nhân viên phục vụ
Nhân viên phục vụ sẽ phụ trách order, bưng bê đồ ăn, đồ uống, sắp xếp bàn và kiểm kê đồ trước khi tính tiền cũng như hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Lương phục vụ theo mặt bằng chung hiện nay dao động từ 4.000.000đ đến 6.000.000đ tùy thuộc vào thời gian làm việc cũng như khối lượng công việc của từng nhà hàng.
Nhân viên thu ngân
Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ thanh toán, in hóa đơn trên phần mềm quản lý bán hàng. Bên cạnh đó, nhân viên thu ngân cần chốt ca, bàn giao lại toàn bộ doanh thu trong ngày đảm bảo chính xác. Lương của nhân viên thu ngân dao động từ 5.000.000đ đến 7.000.000đ vì họ phải chịu trách nhiệm bảo đảm tiền bạc, doanh thu, phải đền bù khi bị hụt két hoặc thiếu tiền, chênh lệch với doanh thu hiển thị trên phần mềm. Để hỗ trợ thanh toán nhanh hơn, giảm thiểu tối đa rủi ro thất thoát doanh thu tại cửa hàng, chủ quán nên sử dụng phần mềm quản lý để có thể theo dõi, giám sát mọi hoạt động kinh doanh tại cửa hàng từ xa, nắm bắt kịp thời biến động doanh số và quản lý nhân viên chặt chẽ hơn. Xem chi tiết phần mềm quản lý dành riêng cho nhà hàng, cafe, quán ăn:
Khám phá ngay: Phần mềm quản lý dành riêng cho nhà hàng, cafe, quán ăn – Dùng thử miễn phí
Nhân viên bếp
Nhân viên bếp có trách nhiệm chế biến món ăn theo order của khách hàng theo công thức, định lượng có sẵn. Nhân viên bếp làm việc dưới sự quản lý của bếp trưởng và phải đảm bảo chất lượng đồ ăn theo tiêu chuẩn của nhà hàng. Mức lương của nhân viên bếp dao động từ 5.000.000đ đến 7.000.000đ
Bếp trưởng
Bếp trưởng chịu trách nhiệm giám sát nhân viên bếp xem họ có chế biến thức ăn đúng công thức hay không. Đồng thời, đây cũng chính là người nấu chính, phụ trách các món ăn quan trọng và cho ra đời các món ăn mới, phù hợp nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Bên cạnh đó, bếp trưởng cũng quyết định số lượng nguyên liệu nhà hàng cần nhập về mỗi ngày hoặc mỗi tháng. Lương bếp trưởng dao động từ 15.000.000đ đến 20.000.000đ.
Quản lý
Quản lý là người sẽ thay bạn điều hành, giám sát mọi hoạt động tại cửa hàng từ doanh thu, nhân viên, các vấn đề phát sinh tại cửa hàng,…Theo mặt bằng chung, mức lương của quản lý nhà hàng từ 15.000.000đ trở lên, quản lý quán cafe, trà sữa quy mô nhỏ hơn lương sẽ thấp hơn dao động trong khoảng 8.000.000đ đến 10.000.000đ cộng thêm % doanh thu hàng tháng.
Nhân viên pha chế
Tuy không đòi hỏi quá cao nhưng nhân viên pha chế cần có kinh nghiệm pha chế cơ bản. Pha chế rất quan trọng nhất là đối với các quán cafe, trà sữa yêu cầu cao về chất lượng đồ uống. Cũng chính vì vậy, lương của pha chế cao hơn so với phục vụ, dao động từ 3.000.000đ đến 8.000.000đ tùy vị trí và kinh nghiệm.
Trên đây là chi tiết mức lương của các vị trí trong nhà hàng, cafe theo mặt bằng chung các chủ quán có thể tham khảo. Mức lương này còn được xét theo nhiều khía cạnh như: quy mô cửa hàng, doanh thu lợi nhuận, kinh nghiệm làm việc,…chủ quán cần cân nhắc khéo léo để tính chi phí lương hợp lý nhất. Đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác TẠI ĐÂY.
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com