Ngành dịch vụ đang ngày một phát triển dẫn tới cơ hội nghề nghiệp được mở rộng, một trong số đó là nhân viên phục vụ. Vậy công việc nhân viên phục vụ là gì mà lại được nhiều người quan tâm đến thế?
Đây là công việc không xa lạ, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu vị trí này đảm nhiệm những công việc gì. Tương tự như các ngành khác, nhân viên phục vụ cũng có nhiều cơ hội thăng tiến trong ngành. Hãy cùng Glints tìm hiểu về công việc này nhé!
Nhân viên phục vụ là làm gì?
Nhân viên phục vụ (trong tiếng anh là: Waiter/Waitress) là những người tiếp xúc trực tiếp và giao tiếp nhiều nhất với khách hàng ở một nhà hàng hay quán ăn. Không chỉ đợi khách đến, ghi lại những yêu cầu của khách, đưa xuống cho nhà bếp và mang đồ ăn ra; bạn còn phải đảm bảo một trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Khi mới bắt đầu trong lĩnh vực nhà hàng, nhân viên phục vụ chính là công việc đầu tiên mà không ai không biết. Ấn tượng của khách hàng đối với nhân viên phục vụ nhà hàng là rất quan trọng.
Tiêu chuẩn, quy định cho nhân viên phục vụ
Các nhà hàng, khách sạn đã đặt ra bộ tiêu chuẩn phục vụ để hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ. Để hiểu rõ hơn tiêu chuẩn nhân viên phục vụ là gì thì bạn hãy theo dõi dưới đây, nó bao gồm:
- Đón tiếp khách hàng theo tiêu chuẩn
- Trang phục lịch sự, hoặc chuẩn theo đồng phục nhà hàng, khách sạn
- Dựa vào nhu cầu, sở thích của từng khách để giới thiệu và đề xuất các món ăn, đồ uống đặc biệt tại nhà hàng
- Ghi lại những yêu cầu từ khách hàng và chuyển nó đến bộ phận bếp
- Trước khi mang món ăn, đồ uống ra phục vụ khách hàng thì phải kiểm tra lại
- Trong suốt thời gian khách dùng bữa tại nhà hàng, khách sạn, cần đảm bảo phục vụ họ theo đúng tiêu chuẩn
- Chủ động dọn dẹp bàn ăn và thay dụng cụ mới cho thực khách để phù hợp với mỗi bữa ăn
- Giữ gìn các dụng cụ theo quy định của nhà hàng bằng cách lau dọn, vệ sinh sạch sẽ và bảo quản
- Tận tình tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Kỹ năng cần có
Dưới đây là một số kỹ năng chung để mỗi cá nhân có thể hoàn thành tốt công việc của nhân viên phục vụ bàn:
1. Tác phong và thái độ làm việc
Tác phong và thái độ của nhân viên phục vụ là gì mà khiến nó trở nên quan trọng đến vậy?
Nếu một nhân viên, đặc biệt là nhân viên phục vụ có thái độ làm việc thiếu lịch sự, thiếu chuyên nghiệp sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và cảm nhận của khách hàng đối với nhà hàng. Chính vì thế, nhà hàng luôn yêu cầu nhân viên phục vụ của mình có một tác phong chuẩn chỉnh, lịch sự, văn minh.
Khi có một thái độ làm việc cầu tiến, chăm chỉ học hỏi, tiếp thu thì cơ hội thăng tiến của bạn ngày một mở rộng không chỉ trong ngành phục vụ mà còn trong bất kì ngành nghề nào khác.
Nhân viên phục vụ như bộ mặt của nhà hàng nên việc có được thiện cảm của khách hàng sẽ giúp cho hình ảnh nhà hàng trở nên tốt đẹp hơn. Thế nên bạn cần luôn niềm nở, ân cần, hòa nhã và chu đáo với khách mọi lúc, mọi nơi.
2. Trình độ ngoại ngữ
Nhà hàng, quán ăn là một môi trường làm việc phục vụ cho đa dạng thực khách từ trong đến ngoài nước. Thế nên sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể giao tiếp thành thạo tiếng Anh và các ngoại ngữ khác với khách hàng.
Dù là nhân viên phục vụ khách sạn hay nhà hàng, trình độ ngoại ngữ thật sự quan trọng để có thể trao đổi trực tiếp với khách hàng.
Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng ngôn ngữ mà mình thông dụng để bày tỏ mong muốn của bản thân và bạn cũng dễ dàng hiểu những gì họ cần. Nếu làm tốt, bạn còn nhận được tiền boa từ họ.
Đọc thêm: Ứng Dụng Học Tiếng Anh Hiệu Quả Cho Từng Kỹ Năng Có Thể Bạn Chưa Biết
3. Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý của nhân viên phục vụ bao gồm việc bạn quản lý thời gian và quản lý công việc của mình.
- Về quản lý thời gian: Công việc này thường làm theo ca nên bạn cần sắp xếp thời gian biểu của mình một cách hợp lý, tránh làm ảnh hưởng đến công việc của nhà hàng và việc học hành, đời sống hằng ngày.
- Về quản lý công việc: Nhân viên phục vụ cần làm nhiều công việc khác nhau nên việc quản lý tốt chúng sẽ đảm bảo chất lượng và thời gian hoàn thành công việc đầy đủ.
4. Khả năng ghi nhớ
Để tiếp nhận đầy đủ và chính xác yêu cầu của khách hàng sau đó chuyển xuống cho bộ phận bếp, nhân viên phục vụ cần có một khả năng ghi nhớ tốt.
Công việc của nhân viên phục vụ bàn là ghi nhớ những món ăn, đồ uống hoặc một số yêu cầu đặc biệt của khách hàng, từ đó bộ phận bếp sẽ chuẩn bị những món ăn phù hợp.
Đọc thêm: Cải Thiện “Não Cá Vàng” Với 9 Phương Pháp Ghi Nhớ Đỉnh Cao
5. Làm việc nhóm
Là cầu nối giữa khách hàng với nhà hàng, bạn cần phải phối hợp làm việc với nhiều bộ phận khác nhau từ thu ngân, quản lý nhà hàng hay bếp trưởng.
Khi khách yêu cầu gọi món, hủy thức ăn hay yêu cầu đặc biệt, bạn cần phải thông tin đến các bộ phận khác về mong muốn của khách. Các bộ phận sẽ phối hợp với nhau một cách nhanh chóng nhằm mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Lợi thế, hạn chế của nghề phục vụ
Làm nhân viên phục vụ khách sạn, nhà hàng mang lại cho bạn những lợi thế và hạn chế nhất định.
1.Lợi thế
Điều kiện không quá cao
Nếu bạn lo lắng về yêu cầu học vấn của nhân viên phục vụ là gì, có quá cao hay không thì công việc này chỉ cần bạn tốt nghiệp THPT trở lên.
Có ngoại hình ưa nhìn giúp bạn tạo thiện cảm khi gặp mặt lần đầu với khách hàng. Sự trung thực, nhanh nhẹn, có trách nhiệm là điều cần có đối với công việc này cũng như giúp bạn mở rộng con đường thăng tiến. Đây cũng là điều kiện chung cho một số vị trí khác ngành nhà hàng khách sạn.
Đọc thêm: Bellman là gì?
Nghề tay trái kiếm thu nhập
Nhân viên phục vụ cũng là một nghề tay trái phổ biến cho các bạn muốn kiếm thêm thu nhập. Với những bạn sinh viên, ngoại trừ giờ học trên trường, bạn có thể tham khảo các ca của nhân viên phục vụ, sau đó lựa chọn ca làm phù hợp với thời gian biểu.
Ngoài tiền lương cứng, nếu bạn làm tốt sẽ nhận thêm được tiền tip từ khách hàng.
Trau dồi vốn kiến thức
Nhiều người nghĩ đây là công việc tay chân và bản thân sẽ chẳng học hỏi thêm được gì thì họ đã sai lầm.
Những điều học hỏi được từ nhân viên phục vụ là gì, đó chính là những kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian và trau dồi thêm khả năng Tiếng Anh của mình.
Tạo dựng các mối quan hệ mới
Với việc tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau, bạn cũng có thể tạo dựng được những mối quan hệ mới với nhiều người trong nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, nhân viên phục vụ còn có thể mở rộng quan hệ với đồng nghiệp ở các bộ phận khác nhau trong nhà hàng. Những mối quan hệ đó sẽ ít nhiều giúp đỡ bạn trên con đường sự nghiệp trong tương lai.
2. Hạn chế
Áp lực từ khách hàng, nhà hàng
Bên cạnh những lợi ích thì công việc này vẫn tồn tại một số hạn chế, một trong số đó là áp lực từ khách hàng, nhà hàng. Đối với ngành dịch vụ, tôn chỉ “Khách hàng là thượng đế” được áp dụng trong hầu hết các tổ chức.
Dĩ nhiên, không phải lúc nào bạn cũng gặp được những người khách hòa nhã và dễ tính. Có những vị khách thiếu sự tôn trọng cho nhân viên phục vụ, khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp với họ. Bạn phải biết cách ứng xử để khiến họ hài lòng mà không làm ảnh hưởng đến nhà hàng.
Ngoài ra, trong thời gian cao điểm, nhân lực của nhà hàng không đủ để phục vụ khách thì nhân viên phục vụ phải làm việc hết công suất. Điều này đôi khi khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức.
Thời gian đảo lộn
Tuy là một công việc làm theo ca nhưng chuyện bị thay đổi ca làm rất thường xuyên được diễn ra. Điều này yêu cầu bạn có kỹ năng quản lý thời gian đủ tốt, vì đôi khi nhà hàng sẽ không quan tâm thời gian biểu của nhân viên phục vụ là gì mà họ có thể chủ động yêu cầu bạn đổi giờ làm.
Đọc thêm: 6 Khóa Học Quản Lý Thời Gian Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
Tác Giả
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com