Thời gian gần đây, món trà chanh đã trở lại với phong cách sang chảnh hơn đang làm mưa làm gió trên thị trường đồ uống Việt nam. Là dòng đồ uống yêu thích của giới trẻ, các quán trà chanh trở thành nơi tụ tập hẹn hò và hàn huyên của các bạn trẻ.
Năm bắt được xu hướng ấy, các thương hiệu mọc lên như nấm với hàng trăm phong cách pha trà chanh khác nhau và với các mức giá từ rẻ đến trung bình phù hợp với từng đối tượng trẻ. Tuy có hàng chục hàng trăm công thức pha trà chanh có thể tìm thấy trên mạng, nhưng để có được một ly trà chanh ngon cân bằng về vị giác thì không phải dễ chút nào.
Đăng ký nhận giá ưu đãi nguyên liệu trà pha trà chanh ngon ngay
Qua quá trình đào tạo và tư vấn cho các thương hiệu, tôi nhận thấy các quán hiện nay đang gặp phải một số kỹ thuật pha thức uống này như, ly trà chanh bị đắng, bị đục kết tủa, hương vị chưa hài hòa khi bị đắng, khi thì bị ngọt quá, khi lại chua gắt quá.
Vậy làm thế nào để có ly trà chanh ngon cân bằng vị giác và thẩm mỹ đây. Trà Chính Sơn xin được chia sẻ những kiến thức đúc kết trong quá trình tư vấn cho các quán về cách làm trà chanh.
Nào, cùng xem qua bài viết nhé
1. Trà chanh là gì?
2. Nguyên liệu pha trà chanh
3. Cách làm trà chanh theo 9 nguyên tắc
4. Công thức pha chế trà chanh
4.1 Công thức pha trà chanh truyền thống
4.2 Cách làm trà chanh kim quất
4.3 Cách pha trà chanh leo ổi
4.4 Cách làm trà chanh matcha
4.5 Cách làm trà chanh hoa đậu biếc
1. Trà chanh là gì?
Trà chanh là một thức uống giải khát được kết hợp cân bằng giữa vị thanh chát dịu của trà cùng vị chua của chanh tạo nên thứ đồ uống độc đáo giải khát vào mùa hè. Trà chanh mang đến cho người uống tinh thần tỉnh táo, thư giãn và thoải mái.
2. Nguyên liệu pha trà
Dù có đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân với nguyên liệu tồi thì thật khó để cho ra được sản phẩm hoàn hảo về màu sắc, cân bằng về hương vị được.
Nước
Vâng tất nhiên rồi, nước luôn là thành phần chính để pha chế đồ uống rồi phải không. Bạn đã biết cách lựa chọn nước pha đúng chưa. Nước dùng pha trà cần phải có điều kiện sạch, trong, và nồng độ ion kim loại thấp (nước mềm).
Nguyên liệu trà pha trà chanh
Dù có đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân với nguyên liệu tồi thì thật khó để cho ra được sản phẩm hoàn hảo về màu sắc, cân bằng về hương vị được.
Trong cách làm trà chanh, trà là nguyên liệu chính làm nên ly trà chanh cũng như trà sữa hay các thức uống từ trà khác, nguyên liệu trà kết hợp với cách ủ trà quyết định đến 70% chất lượng đồ uống mà bạn làm.
Đừng lo lắng!
Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn ngay sau đây các tiêu chí để lựa chọn nguyên liệu trà phù hợp làm trà chanh.
Tiêu chí chung của trà làm trà chanh phải có mùi hương thơm tự nhiên, khô, không có mùi ẩm mốc. Lá trà phải sạch, không có lẫn tạp chất.
Trà xanh: cánh trà xoăn, bóng có mốc trắng chính là loại trà chất lượng nhất. Hương có có mùi thơm cốm. Khi pha nước có màu vàng xanh, vị chát nhẹ và ngọt hậu. Ngoài hương trà nguyên bản, trà xanh cũng được ướp thêm các loại hoa như hoa lài, hoa sói, hoa ngâu. Trà xanh Chính Sơn đáp đứng được tất cả những tiêu chí khắt khe nhất này, phù hợp để làm nguyên liệu làm trà chanh.
Trà đen: (hồng trà) là trà được lên men 100%, dưới tác dụng của enzyme tự nhiên tanin được chuyển hoá thành các hợp chất theaflavin và thearubigin tạo màu và tạo hương trong trà đen. Cánh trà phải có độ đồng đều, màu nâu sắc đỏ, có mùi thơm hoa quả rõ ràng. Nước trà sau khi pha phải có màu nâu đỏ ánh kim mới là trà chất lượng. Để gia tăng giá trị cho trà, người ta thường ướp thêm các loại hương quế, hồi, hoa hồng… Trà đen OP là trà chất lượng tốt nhất, màu nước nâu đỏ sẫm, hương hoa quả mạnh
Trà oolong: là trà được lên men một phần, thường lên men từ 8 – 80%. Cánh trà được vo tròn, có màu sắc xanh lá cây sẫm. Dưới tác dụng của nhiệt độ và công nghệ, trà olong có thể có mùi hương sữa gọi là trà oolong sữa hoặc có mùi khói đất gọi là olong hồng trà. Trà chất lượng nước trà có màu vàng sáng, hương thơm rõ rệt, có vị chát nhẹ, ít có vị đắng.
Trà matcha: được nghiền mịn từ lá trà Tencha bằng cối đá granite. Bột trà phải mịn kích thước hạt đạt cỡ 50 micromet, màu bột xanh ngọc lục bảo. Hương thơm tự nhiên, vị chát ngọt.
Trà houjicha: là trà xanh rang công nghệ Nhật Bản. Lá trà được rang sâu ở 200 độ C. Trà dùng làm trà houjicha thường là Sencha, Bancha hoặc Kukicha. Trà chất lượng phải có kích thước lá đồng đều, màu nâu đỏ. Khi pha, nước trà có màu vàng đỏ, hương vị khói độc đáo.
Chất tạo ngọt
Đường tự nhiên (đường kính, đường phèn) hoặc đường hoá học (thường được dùng trong sản xuất công nghiệp). Đường là chất điều vị quan trọng để giúp cân bằng hài hoà vị chất của trà và vị chua gắt của chanh.
Chanh và các phụ gia khác.
Chanh tươi và các loại rau, quả trang trí tạo thẩm mỹ cho ly trà chanh.
3. Cách làm trà chanh theo 9 nguyên tắc
3.1. Chọn loại nước phù hợp pha trà
Nước luôn là thành phần quan trọng và quyết định đến chất lượng nước uống sau khi pha. Để có ly trà ngon chúng ta phải chọn loại nước pha chế là nước mềm (nước có hàm lượng ion kim loại thấp) để pha trà. Nước tốt nhất đề pha trà là nước tinh khiết. Tuyệt đối không nên sử dụng nước khoáng để pha trà vì nước khoáng có hàm lượng ion kim loại cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước trà sau khi pha.
3.2. Lựa chọn trà
Sau lựa trọn nước phù hợp, thì lựa trà nguyên liệu dùng pha chế trà chanh là bước vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đồ uống sau này. Đây cũng là bước khẳng định trình độ của người pha chế. Không phải loại trà nào cũng phù hợp để pha trà chanh, trà dùng pha trà chanh thích hợp nhất là trà có hàm lượng tanin thấp
3.3. Sử dụng nước đường thay cho đường cát
Với trà chanh việc sử dụng đường cát là điều cần thiết để giảm bớt độ chua của chanh, cũng như mang đến hương vị thơm ngon dễ uống.
Tuy nhiên bạn chú ý là cần sử dụng nước đường, thay cho đường cát thông thường. Bởi đường cát có vị ngọt sâu, khi được chuyển sang dạng lỏng sẽ dễ dàng hòa quyện với các nguyên liệu khác, tránh tình trạng đường chưa tan hết, khi uống có lợn cợn hạt đường, làm giảm sự hoàn thiện của thức uống.
Tỷ lệ pha nước đường là 2:1, nếu dùng bát để đong thì cứ 2 bát đường thì bổ sung 1 bát nước. Cho đường và nước vào nồi lớn, bật bếp đun nóng và khấy đều hỗn hợp trên cho đến khi được dung dịch tan hoàn toàn, đồng nhất.
Lưu ý: để tránh hiện tượng kết tinh lại đường của dung dịch. Sau khi hỗn hợp trên sôi, bạn bổ sung thêm nước cốt chanh với lượng vừa phải (tỷ lệ 1 lít nước thì thêm 1/2 nước cốt chanh) vào dung dịch khi khuấy đều trong 5 phút thì tắt bếp.
3.4. Không nấu trà trực tiếp trên bếp
Tuyệt đối không nấu trà trực tiếp trên bếp. Dưới tác dụng trực tiếp của nước quá nóng, trà sẽ bị đục do sự kết tủa của các chất trong trà, thậm chí trà còn bị đắng gắt cho trà chiết suất ra những chất không mong muốn dưới tác động của nước sôi.
3.5. Ủ hãm trà đúng cách
Để có nước trà ngon, vị thanh chát, màu nước trong sáng và không bị đắng ngoài việc lựa được trà phù hợp thì quyết định rất nhiều bởi cách ủ trà, hãm trà. Ủ hãm trà phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ nước pha, thời gian pha và tỷ lệ trà và nước.
3.6. Nhiệt độ pha trà
Việc bạn nên ủ trà chứ không nên nấu trà thực chất liên quan mật thiết đến nhiệt độ khi pha trà. Đối với mỗi loại trà xanh, hồng trà, trà đen… thường có nhiệt độ pha phù hợp khác nhau. Với các loại trà đã được oxy hóa hoàn toàn như trà đen, hồng trà thì cần nhiệt độ pha cao để đạt tới màu nâu đỏ, còn mới các loại trà ít bị oxy hóa như trà xanh, trà sencha thì nên ủ trà với nhiệt độ thấp hơn để giữ được màu xanh.
Trà xanh:
- Ở nhiệt độ từ 75 – 85 độ C thì các Diệp Lục Tố sẽ tiết ra vừa đủ, khiến cho sắc trà trong xanh, Tanin của trà cũng tiết ra phù hợp mang đến hương vị thanh.
- Nếu nhiệt độ thấp dưới 75 độ C sẽ không đủ để trà tiết hết chất
- Còn nhiệt độ quá cao, trên 85 độ sẽ khiến Diệp Lục Tố bị phá vỡ cấu trúc, khiến nước trà đục, không xanh trong. Đồng thời nhiệt độ cao cũng khiến các phản ứng hóa sinh xảy ra nhiều hơn, Tanin bị oxy hóa khiến trà có vị đắng đậm.
Trà ô long nên ủ với nước ở nhiệt độ 90 độ C.
Trà đen (hồng trà) nên dùng nước 100 độ C.
3.7. Thời gian ủ trà
Với mỗi loại trà thì thời gian ủ và nhiệt độ ủ sẽ có sự khác biệt, bạn có thể tham khảo bảng sau:
Loại tràLượng tràLượng nướcNhiệt độThời gianTrà xanh10g300ml75 – 85 độ C7 phútTrà Ô long10g300ml90 – 95 độ C10 phútHồng trà10g300ml95 – 100 độ C15 phút
Ngoài ra trà sau khi ủ xong thì nên dùng trong 4 tiếng, sau thời gian này thì bạn cần ủ trà mới để đảm bảo được chất lượng của trà.
3.8. Cân bằng vị
Nguyên tăc pha trà chanh cơ bản thứ 8 là trà chanh đạt yêu cầu thành phẩm là phải cân bằng hài hòa giữa vị thanh chát nhẹ của trà, vị chua ngọt của chanh đường. Đặc biệt không bị chua gắt vị chanh, hay đắng đậm vị trà khi uống mang đến cảm giác mát lạnh, giải khát ngay lập tức.
3.9. Nguyên tắc số 9
Tương tự như với mùi vị thì hình thức của trà chanh thành phẩm đạt yêu cầu cũng cần đảm bảo nước trà trong, sáng màu không bị đục, không bị tách lớp. Để có thể đạt được những yêu cầu này, bạn cần tuân thủ theo đúng các nguyên tắc pha trà trên, đồng thời cũng cần đong đếm theo đúng công thức pha trà chanh.
Thức uống trà chanh giải khát nhanh chóng, mê hoặc mọi thực khách trong mùa hè nóng nực thực chất không hề đơn giản chút nào. Để pha được thức uống khiến ai cũng yêu thích bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc pha trà chanh cơ bản trên, đồng thời phải cân đo đong đếm đúng theo công thức.
4. Công thức pha chế trà chanh
4.1 Công thức pha trà chanh truyền thống
Nguyên liệu:
- Cốt trà nhài Chính Sơn: 150ml
- Đường: 20ml
- Chanh: 10ml
- Mật ong: 10ml
- Đá: 200g
- Trang trí: 3 lát chanh, 1 nhánh bạc hà
Dụng cụ:
- Cốc, thìa, bình shaker
Cách pha trà chanh truyền thống:
- Bước 1: Ủ trà đen bằng nước sôi 100 độ C trong thời gian 15 phút. Lấy 150ml nước cốt trà để pha
- Bước 2: Đong tất cả các nguyên liệu nước cốt trà, siro đường, chanh, mật ong, đá vào bình lắc, lắc thật đều để có hỗn hợp hòa quyện nhất
- Bước 3: Đổ nước trà chanh ra cốc, trang trí bằng 3 lát chanh và 1 nhánh bạc hà.
Mẹo: Đặc biệt để thức uống thơm và đậm mùi hơn thì bạn hãy dùng mật ong pha với nước ấm rót lên trên cùng, khi thực khách nhận được thức uống sẽ nhận thấy ngay mùi thơm nhẹ nhàng của mật ong.
4.2 Cách làm trà chanh kim quất
Trà chanh kim quất hay còn có tên gọi khác đơn giản và bình dân hơn là trà chanh quất. Công thức này cũng áp dụng cốt trà ủ nóng truyền thống và bạn cũng có thể trang trí biến tấu theo sở thích và phong cách của mình nhé.
Nguyên liệu:
- Cốt trà nhài Chính Sơn: 150ml
- Chanh: 10ml
- Siro kim quất: 15ml
- Đường: 20ml
- Đá: 250g
- Trang trí: quất, nhánh bạc hà…
Dụng cụ:
- Cốc, thìa, bình shaker
Cách pha
- Bước 1: Đổ tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào bình lắc. Sau đó lắc đều tay trong vòng 10s để hỗn hợp hòa quyện.
- Bước 2: Đổ nước trà chanh kim quất ra cốc, trang trí bằng quất và vài nhánh bạc hà rồi thưởng thức.
Trà kim quất với hương thơm đặc trưng của quất vị chát nhẹ của trà kết hợp với chua ngọt của chanh đường là thức uống chiều lòng tất cả mọi người mỗi khi hè về
4.3 Công thức pha trà chanh leo ổi
Nguyên liệu:
- Cốt trà nhài Chính Sơn: 220ml
- Đường: 20ml
- Mứt chanh leo: 25ml
- Sun-up ổi đào: 10ml
- Chanh leo tươi: 1 quả
- Trang trí: 1 nhánh bạc hà
Dụng cụ:
- Cốc, thìa, bình shaker
Cách pha
- Bước 1: Đong chính xác nguyên liệu theo công thức, đổ vào bình lắc sau đó lắc thật đều tay để có được hỗn hợp hòa quyện nhất.
- Bước 2: Đổ nước trà chanh leo ổi ra cốc, trang trí bằng vài nhánh bạc hà là bạn có thể phục vụ thực khách rồi..
4.4 Cách làm trà chanh matcha
Cho 5gr bột matcha vào 30ml nước nóng 80 độ C, khấu đều rồi thêm syrup đường, nước cốt chanh, nước lạnh vào khuấy đều. Thêm đá và thưởng thức. Bạn có thể xem cách làm trà chanh matcha chi tiết tại đây
4.5 Cách làm trà chanh hoa đậu biếc
Ngâm trà và hoa đậu biếc vào bình thuỷ tinh lớn trong 30 phút. Thêm 30ml syrup đường vào 100ml trà hoa đậu biếc, vắt một nửa quả chanh, khuấy đều. Thêm đá và thưởng thức. Xem chi tiết cách làm trà chanh hoa đậu biếc
Các bạn đã đi qua hướng dẫn cơ bản cách làm trà chanh. Với những kiến thức cơ bản và nắm rõ 9 nguyên tắc trên, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo ra những công thức mới cho menu của quán mình như trà chanh hoa đậu biếc, trà chanh đào, trà chanh sả v.v…
- Xưởng Rang Trà Cafe
- Liên hệ:Barista Mr Nghĩa
- Zalo(Phone): 0942322324
- Email: tracafelamdong@gmail.com
- Website: www.rangxaycafe.com